Page 372 - AllbertEstens
P. 372
bằng ý tưởng về một vùng kỳ dị rất nhỏ, ở đó hàm u nhận
những giá trị rất lớn và tuân theo một phương trình phi tuyến;
ngoài đó - nghĩa là hầu như khắp mọi nơi - u tuân theo một
cách gần đúng phương trình lan truyền tuyến tính của chuyển
động". Ngoài ra, không tuân theo các quy luật của cơ học cổ
điển, chuyển động của kỳ dị phải phụ thuộc vào mọi chướng
ngại vật cản trở sự lan truyền tự do của hiện tượng sóng bao
quanh nó và, tác giả nói thêm, "từ đó có một phản ứng của hiện
tượng này đốì vói hạt được biểu thị trong lý thuyết bằng sự xuất
hiện của một thế lượng tử' hoàn toàn khác vối thế của các lực
thông thường; như vậy sẽ giải thích được sự xuất hiện các hiện
tượng giao thoa và nhiễu xạ.
Quan niệm trên về một vùng kỳ dị rất nhỏ (và không còn
chỉ là "kỳ dị"), "do đó một hiện tượng sóng có độ tập trung địa
phương rất mạnh", gần với ý tưởng mà Einstein đã đi đến từ
trường với các bướu, các bướu năng lượng cực đại này có thể xem
là biểu thị các hạt vì nhà lý thuyết lỗi lạc tuy có sai lầm là từ bò
khái niệm nhưng ông đã hình dung nó theo cách đó.
7. Những tư tưởng chỉ đạo trên đây đã chi phối các giáo
trình, các thông báo, các cuốn sách trong giai đoạn tiếp theo,
không che dâu những khó khăn, đúng là như vậy, và cũng xem
xét những vấn đề xuất hiện khi phát triển hệ thống.
Công trình quan trọng được xuất bản dưới nhan để La
théorie de la mesure (Lý thuyết đo) (Gauthier-ViUars, 1957) như
đã được chỉ rõ ở nhan đề phụ, đem đốì lập "cách giải thích thông
thường và cách giải thích nhân quả". Khái niệm đo đã được xem
xét một cách cụ thể, ít trừu tượng hơn, đặc biệt bắt nguồn từ các
lập luận không thể tránh được của von Neumann. Một hình ảnh
rõ ràng đã xuât hiện. Trước hết là những đoàn sóng luôn luôn bị
giới hạn, ta chỉ có thể tiến hành quan sát việc đo trong thực tại
vi mô qua trung gian các hiện tượng vĩ mô quan sát được được
370