Page 350 - AllbertEstens
P. 350

được ông đưa vào trong cuốn "Princỉples of quantum mechanics"



                                                                                     (Những nguyên lý của cơ học lượng tử) xuất bản năm 1930, cuốn



                                                                                     sách đã trỏ thành sách gối đầu giường của những người học tập



                                                                                     và giảng dạy cơ học lượng tử từ thế hệ này sang thế hệ khác.




                                                                                                    Tiếp  theo,  vào  tháng  Tư  năm  1927,  đã  xuất  hiện  công



                                                                                     trình  của  D.  Hilbert,  J.  von  Neumann  và  L.  Nordheim  phát



                                                                                     triển cơ sở toán học của cơ học lượng tử trên cơ sỏ lý thuyết tổng



                                                                                     quát vê' các toán tử tuyến tính trong không gian Hilbert.




                                                                                                     Sau  đó,  trong cùng  năm  1927,  là  một  số công  trình  của



                                                                                     von Neumann, tất cả được ông tổng hợp lại trong một tác phẩm



                                                                                     có  tính  chất  nển  tảng về  cơ  sở  toán  học  của  cơ  học  lượng tử


                                                                                      "Mathematische  Grundỉagen  der Quantenmechanik"  (Những cơ



                                                                                      sồ  toán  học  của  cơ  học  lượng  tử.  Bản  tiếng  Pháp,  1947:  Les



                                                                                     fondements  mathématiques  de  la  mécanique  quantique;  bản  tiếng



                                                                                     Anh,  1955:  Mathematừxd  foundations  of quantum  mechanics)



                                                                                     trong đó có định lý nổi tiếng bác bỏ khả năng tồn tại các tham



                                                                                      số ẩn.




                                                                                                     Cũng cần  nói  đến công trình  ngày  nay ít được  nhắc đến



                                                                                      của  Born và  N.  Wiener  (người  đã  sáng lập ra xibecnêtic), được


                                                                                      thực hiện không lâu  sau  "công trình ba  người"  trong thời gian



                                                                                      Bơrn làm việc ở Mỹ năm  1926,  trong đó khái niệm toán tử lần



                                                                                     đầu tiên được đưa vào cơ học lượng tử, làm nổi rõ sự có ích của



                                                                                      một ngành toán học cho tối lúc đó đa sô' nhà vật lý còn ít biết.





                                                                                                     Các nghiên cứu trên đây đã cho phép người ta trình bày cơ


                                                                                      học  iượng tử  một  cách  tổng quát  trên  một cơ  sở toán  học chặt



                                                                                      chẽ.  Đó là hình thức luận tổng quát của cơ học lượng tử,  phần



                                                                                      quan  trọng nhất nhưng cũng là phần trừu tượng nhất và phức



                                                                                      tạp nhất của lý thuyết này mà chúng ta không thể bỏ  qua nếu



                                                                                      như  muốn  có  một  ý  niệm  nào  đó  về  các  nền  tảng  của  nó.  Sự


                                                                                      trình bày này bao  gồm  một tập hợp các tiên  đề phát biểu theo



                                                                                      ngôn ngữ đại số học tuyến tính và lý thuyết không gian Hilbert







                                                                                      348
   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355