Page 346 - AllbertEstens
P. 346
dòng [suy luận] đã nêu trong công trình bằng cách làm việc với
trường hợp các lượng tử số lớn. Vào lúc đó, tôi đang chờ đợi có
một loại liền quan nào đó giữa cơ học mới và động lực học
Hamilton (vỉ động lực học Hamilton được sử dụng rất nhiều
trong các nghiên cứu phát triển lý thuyết Bohr của Sommerfeld)
và dường như đối với tôi mối liên quan đó sẽ bộc lộ tốt nhất với
các lượng tử số lớn".
Không lâu sau khi hình thành cơ học ma trận, lại có một
cơ học mới xuất hiện - cơ học sóng do Erwin Schrödinger, một
nhà vật lý người Áo lúc đó đang giảng dạy ỏ Đại học Zurich
(Thụy Sĩ), xây dựng (xem Phụ lục A3). Công trình mang tên "Vế
sự lượng tử hoá như là một bài toán giá trị riêng" gồm bốn bài
công bô' trên tạp ch í"Annalen der Physik" trong cùng năm 1926.
Không lâu sau đó, Schrödinger đã chứng minh rằng cơ học sóng
của ông và cơ học ma trận của Heisenberg là hoàn toàn tương
đương mà ngày nay chúng ta thường gọi chung là "cơ học lượng
tử", cái tên này do M. Bom đưa ra từ năm 1924 như đã nói ở trên.
Một sự kiện hết sức quan trọng khác là vào tháng Ba năm
1927, trên tạp chí "Zeitschrift für Physik", Heisenberg đã công
bố công trình "Vế nội dung trực quan của động học và cơ học
lượng tử' trong đó có hệ thức b ất địn h Apx.Ax ~ h ["vị trí [của
hạt] được biết càng chính xác thì xung lượng được xác định các
kém chính xác, và ngược lại"- theo lòi Heisenberg]. Hệ thức này
thường được minh hoạ bằng thí nghiệm tưởng tượng về chiếc
kính hiển vi Bohr-Heisenberg dùng để xác định xung lượng và vị
trí của hạt được Heisenberg trình bày lần đầu tiên trong các bài
giảng ở Đại học Chicago đầu năm 1929. Thí nghiệm chỉ ra rằng
trong vật lý vi mô, một phép đo luôn luôn'làm nhiễu loạn hệ;
nếu ta cố đo vị trí của một hạt sao cho thật chính xác, ta sẽ làm
nhiễu nó theo một cách nào đó khiến vị trí của nó sẽ là rất bất đinh.
Nhiều tác giả đã bàn về ý nghĩa của các hệ thức bất định.
344