Page 177 - AllbertEstens
P. 177
trong những hoàn cảnh đặc biệt, có tính đến toàn bộ sự bô" trí
thí nghiệm. Hiểu "hiện tượng" như vậy, "vấn đề quan sát sẽ
không có bất kỳ sự rắc rối đặc biệt nào vì, trong các thí nghiệm
thực tế, mọi quan sát đều được biểu thị bằng những phút biểu
không mập mờ thí dụ như về việc ghi lại điểm ở đó electron đi
đến trên một tấm kính ảnh. Ngoài ra, nói theo cách như vậy
chính là đã nhấn mạnh rằng cách giải thích vật lý thích hợp về
hình thức luận cơ học lượng tử tượng trưng chỉ là về các tiên
đoán, có tính chất xác định hay thông kê, về các hiện tượng cá
thể xuất hiện trong những điều kiện được xác định bởi các khái
niệm cổ điển" [15].
Trong những năm sau đó, Bohr đã có một sô' lần gặp gỡ
Einstein và các cuộc thảo luận đã tiếp tục nhưng tất cả đểu
không dẫn đến quan điểm chung về các vấn đề nhận thức luận
trong vật lý nguyên tử.
Trong khi đó, những cô' gắng của Einstein xây dựng lý
thuyết trường thống nhất nhằm thay thế cơ học lượng tử đã đi
đến chỗ bế tắc (thí dụ như về bài toán cầu Einstein - Rosen).
Nghịch lý EPỊt
Bây giờ ta quay trỏ lại công trình EPR. Trong công trình
này các tác giả đả đưa ra một thí nghiệm tưỏng tượng nhằm
chứng minh sự không đầy đủ của cơ học lượng tử. Vấn để được
nêu lên do đó thường gọi là nghịch lý EPR.
Trước hết các tác giả trình bày rất kỹ lưỡng quan niệm
của họ vế thực tại (reality) [1]:
"Bất kỳ sự xem xét nghiêm túc nào về một lý thuyết vật ỉý
cũng phải tính đến sự khác biệt giữa thực tại khách quan, độc
lập với bất kỳ lý thuyết nào, và các khái niệm vật lý mà với
chúng lý thuyết sẽ vận hành. Các khái niệm này được định cho
tương ứng với thực tại khách quan, và nhờ các khái niệm này,
175