Page 197 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 197
Tôi dạ, rồi làm theo lời Bác, dẩn dẩn tôi thấy mình bình tĩnh trở lại.
Nhưng tôi không dám nói thêm lời nào sỢ mình khóc òa.
Lúc sau Bác lên tiếng:
- Bác nghe báo cáo không chỉ ở Bến Tre mà nhiều nơi khác kẻ thù
cũng đàn áp khốc liệt và đồng bào cũng rất bất khuất, kiên trung.
- Dạ, thưa Bác, trước khi lên đường ra đầy, cháu được biết du kích
xã Tân Sơn Nhất ở Gia Định đã trừ khử tên chiêu hồi Võ Văn Niêu; du
kích Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc đã diệt tên Tuổng và tên Bổi. Những
tên phản bội này đã gây thiệt hại biết bao cơ sở của ta nên chúng bị
anh em du kích trừng trị.
Thấy Bác vẫn chăm chú nghe tôi thưa tiếp:
- Thưa Bác, tuy địch đánh phá mạnh, nhưng ta cũng gầy dựng lại
ngay. Lãnh đạo Phong trào Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn là luật sư
Nguyễn Hữu Thọ, chị Nguyễn Thị Lựu, giáo sư Phạm Huy Thông...
nhờ đó đã thu hút đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo tham gia.
Các phong trào công nhân lao động, giới tiểu thương, đặc biệt là sinh
viên học sinh với nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt, đẩy sáng tạo,
làm cho thành phố luôn sôi động...
Tôi còn muốn kể nhiểu nữa, được thưa với Bác bao nhiêu chuyện
và cũng hiểu Bác còn nhiều chuyện hệ trọng phải lo, rồi chợt nhớ Bác
ngồi lâu sẽ mệt, nên tôi thưa:
- Dạ thưa, chắc Bác còn bận nhiều việc, cháu không muốn làm
mất thêm thời giờ quý báu của Bác, mong lấn sau có dịp sẽ được vào
thăm Bác.
Trước khi tôi ra vể, Bác còn dặn:
- Cô hãy giữ gìn sức khỏe, phải luôn giữ ấm cho các cháu. Có thể
hết mùa đông này các cháu mới quen dần với khí hậu ở đây.
- Dạ cháu xin kính chúc Bác dổi dào sức khỏe.
Ra vể lòng tôi thấy như đưỢc giải tỏa phần nào vì đã thưa được với
Bác những điểu mà đồng bào đổng chí trong ấy muốn gởi gắm, dù
biết Bác đã thấu hiểu hết tầm tư tình cảm, nỗi niềm của bà con, thông
cảm với những cảnh đời cơ cực của từng gia đình dưới ách thống trị và
196 HỒI ức NGÔ THỊ HUỆ