Page 200 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 200
từ Nam ra Bắc. Đoàn chúng tôi có bốn người, đồng chí Nguyễn Khai,
Phó ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Đinh Đức Thiện, cán bộ cao
cấp trong quần đội, đồng chí Lê Quốc Thân, thứ trưởng Bộ Công an
và tôi. Khởi hành từ đẩu tháng 2 năm 1960, chúng tôi có hơn một
tháng thăm thú được nhiểu nơi. Thăm lăng Lenin. Thăm làng Gorki
(nơi có nhà nghỉ dưỡng của lãnh tụ Lenin trước khi Người qua đời).
Đến trường Đại học Lomonosov, một ngôi trường có nhiều du học
sinh Việt Nam đang theo học ở đấy. Chúng tôi còn đến thành phố
Leningrad, thăm chiến hạm Rạng Đông. Và cuối cùng đưỢc đến đảo
Sochi bên bờ biển Hắc Hải. Có thể nói lấn đầu tiên đi ra nước ngoài,
lại đến với một đất nước xã hội chủ nghĩa, chiếc nôi của Cách mạng
tháng Mười, một thực thể hiện thực của cuộc cách mạng vô sản, của
học thuyết Marx-Lenin, những cảm xúc trong tôi tràn ngập, nhứt là
còn được lãnh đạo và nhân dán nước bạn đón tiếp và dành những sự
chăm sóc rất chân thành thấm đẫm tình anh em, bạn bè, đồng chí.
Kỷ niệm của chuyến ra nước ngoài này luôn nầưn một góc nhỏ trong
ký ức tôi, mỗi khi có dịp nhớ lại, hình ảnh về vùng đất, con người mà
chúng tôi có dịp đến thăm, tiếp xúc hiện ra một cách rõ ràng như một
khúc phim quay chậm...
Đại hiểu Quốc hội khóa II
Vốn quen sống ở thành thị miền Nam bị giặc chiếm đóng và quen
với các cuộc đấu tranh sôi động của đồng bào các giới chống khủng
bố đàn áp đòi hòa bình, dân chủ, dân sinh nên tôi phải mát một thời
gian để thích nghi với cuộc sống mới trên nửa phần Tổ quốc đang
xảy dựng chủ nghĩa xã hội. Mấy hôm nay tôi bị cuốn hút bởi không
khí rầm rộ sôi nổi của ngày bầu cử Quốc hội. Tính từ cuộc bẩu cử lẩn
thứ nhứt đến nay đã 14 năm mới có cuộc bầu cử lần thứ hai trong
bối cảnh đất nước bị chia cắt, nên chỉ tiến hành bầu cử từ vĩ tuyến
17 trở ra. Tôi nhớ ngày hôm đó Hà Nội tưng bừng náo nức cờ hoa
rực rỡ, tiếng trống ếch của các em thiếu nhi rộn ràng, các xe phóng
thanh chạy khắp phố phường nhắc nhở bà con đến các địa điểm bẩu
Tiéng sóng bùa ghénh 199