Page 198 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 198
kềm kẹp của Mỹ-Diệm. Chiểu hôm đó, khoảng 3 giờ, tôi rất mừng và
ngạc nhiên khi đổng chí Vũ Kỳ mang hai con cá chép to và cho biết:
“Đầy là cá trong ao Bác nuôi, Bác gửi để bồi dưỡng cho chị và các cháu
sau một chặng đường vất vả vể đây”. Tôi hết sức cảm động và kính lời
cám ơn Người. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến miền Nam và dành cho
đổng bào, con cháu miển Nam những tình cảm sâu nặng. Như vậy là
bữa cơm chiều hôm nay, ngoài khẩu phần thường ngày, còn có dĩa cá
chép chiên vàng rực. Tôi mời các anh chị phục vụ ở đây cùng ăn món
cá Bác cho, nhưng ai cũng cười chia vui rồi lảng đi. Tôi giẽ cá, chọn
miếng nạc bỏ vào chén Hòa, Bình và nói:
- Đây là cá của Bác Hồ cho, các con ăn nhiểu đi.
Hòa nhanh miệng hỏi:
- Có phải Bác xuống ao bắt cá cho mình, phải không mẹ?
- Bậy nè, các chú bảo vệ bắt cá bằng lưới đó!
Bọn trẻ vừa ăn vừa lắc lư cái đầu thích thú lắm. Tôi nhắc hai chị em
ăn mau để mẹ còn lo cho em và để các cô nhà bếp dọn dẹp sớm. Linh
đang ngồi trong chiếc xe có bánh, tự chạy tới chạy lui, miệng cười toe
toét. Cảm thấy mình thật hạnh phúc, tôi thẩm ước ao, giá lúc này có
bố mấy đứa nhỏ ở đây thì vui biết mấy.
Hà Nội bắt đầu lên đèn. Nhà nhà sáng rực. Tiếng người xướng ngôn
viên từ máy thu thanh ở các nhà bên cạnh vang lên trên nển nhạc hào
hùng: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Tiếng nói ấm áp, lòng tự hào tràn ngập,
tôi đang sống giữa lòng Hà Nội mến yêu! Sống gần hai tháng ở nhà
số 4 Bà Huyện Thanh Quan, tôi đã gặp và tiếp chuyện nhiều anh chị
em, bà con tập kết hồi năm 1954-1955. Mọi người hỏi đủ thứ chuyện,
chuyện quê nhà, chuyện đấu tranh của bà con trong áy... Vì không rõ
tình cảnh của từng người, nên tôi chỉ nói tình hình chung của phong
trào “Bà con mình tuy bị đàn áp, bắt bớ nhiểu, nhưng tinh thẩn đấu
tranh rất quyết hệt”.
Một hôm anh Hai Đốc ghé thăm, anh hổ hởi báo tin: “Trung ương
đã ra Nghị quyết 15”. Tôi mừng quá reo to “Trung ương cho đánh
Tiéng sóng bủa ghénh 197