Page 139 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 139
Nguyễn Đức Hùng, làm việc ở nhà dây thép Hải Phòng (nay là bưu
điện). Lương bổng của hai chú tương đối cao, chú nào cũng học giỏi.
Lúc lên bốn, anh thường quấn quít bên cha. Đêm đêm ông ngồi
chấm bài hoặc đọc sách, anh thường nằm bên cạnh. Nhiều khi ngủ
quên, lúc cha làm việc xong gọi anh dậy, dẫn đi ăn cháo hoặc ăn chè.
Khi đến tuổi đi học, anh được cho học tại trường Yên Phụ. Cha yêu
thương anh như thế nên khi ông mất, anh bị hụt hẫng. Mỗi khi đi học
về hoặc lúc trời tối, anh nhớ cha không ngủ đưỢc, chỉ biết nẳm khóc
thầm. Mẹ anh bệnh hoạn luôn, sau đám tang cha, mẹ ngày càng suy
yếu nên việc chăm sóc các con không được như ý muốn. Vì thương
mẹ nên anh tự lo cho mình không hề than vãn. Ngoài giờ học, anh
sống thui thủi, buồn hiu.
Gần một năm sau, chị anh đau nặng rồi cũng qua đời. Mới mất
chồng, giờ lại mất con gái lớn, mẹ anh như cành cầy héo hon, rũ lá.
Anh chưa đủ lớn để an ủi mẹ, thường hai mẹ con chi biết ôm nhau
khóc. Dù bệnh hoạn, mẹ anh vẫn phải tảo tần hôm sớm, để lo cuộc
sống của gia đình.
Thương con dầu đau yếu, những đứa cháu nghèo sớm mổ côi cha,
bà nội đem anh vể nuôi, vừa đỡ phẩn gánh nặng cho mẹ anh, vừa có
điểu kiện chăm sóc, dưỡng dục anh. Nội ở phố Hàng Bột với chú Thụ.
Anh vẫn học ở trường cũ. Hằng ngày đi học từ trường Yên Phụ vể
Hàng Bột, khi đi ngang qua phố Tây (tức đường Nguyễn Cảnh Chân
bây giờ) mùi thức ăn từ những ngôi nhà sang trọng ấy bay ra làm cái
bụng đói meo của anh càng cổn cào thêm. Cho đến một buổi sáng khi
đang đi học gặp người quen báo tin mẹ anh đau nặng, anh vội chạy vể
nhà ở phố Hàng Thầm. Nhìn thân xác mẹ gầy nhom, nằm thiêm thiếp
anh sà vào lòng mẹ khóc mướt. Bàn tay gáy, run rẩy của mẹ lẩn dưới
gối lấy ra một cọc tiền xu trao cho anh, bà thểu thào:
- Của mẹ để dành cho con, cẩm lấy.
Cầm cọc tiền xu do mẹ chắt chiu dành dụm, anh ôm chẩm láy mẹ
khóc nức nở. Mẹ cũng ôm đấu anh, nước mắt chảy dài trên gương mặt
anh, nhưng mẹ vội đẩy anh ra, nói giọng run run:
138 HỔI ứ c NGÕ THỊ HUỆ