Page 140 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 140
- Hãy đứng xa ra, mẹ bị lao, coi chừng lây bệnh.
Nhưng không, anh không nỡ, vẫn ôm chặt mẹ. Hơi thở đứt quãng
của mẹ làm anh đau buốt tim gan, biết mẹ đang mệt lắm, anh xoa
ngực, xoa lưng mong mẹ dịu cơn ho kéo dài... Mẹ nắm tay anh gưỢng
cười, nụ cười héo hắt.
- Không sao đâu con, đang uống thuốc, mẹ sẽ khỏe mà!
Lần đó, nhờ uống thuốc, mẹ anh cũng đỡ đôi chút, nhưng mẹ phải
gắng gượng ngổi dậy thu xếp chuyển đi vì mấy tháng liển không có
tiển trả tiền nhà. Mẹ và em gái anh đến tá túc ở chùa Thái Bình, làng
Mai Lầm, huyện Đông Anh (Hà Nội). Khi mẹ mất, anh không được
gặp mặt, chỉ nghe em gái anh kể lại, mẹ đưỢc an táng trong đất chùa
này. Từ đó, bà nội đưa cả em gái anh về nuôi. Về sau anh có đến tìm
thăm mộ mẹ, nhưng nhà chùa bảo khu mộ chôn mẹ anh và các sư
trong chùa bị cơn lũ cuốn sạt lở xuống dòng sông Đuống. Ngày đó,
anh đứng nhìn dòng sông trôi xuôi một cách vô tình. Anh nghĩ thầm:
“Sông ơi, sông có biết sông đã cuốn mất hình hài của mẹ ta không?
Bầy giờ mẹ ta đang ở đâu sông có biết?”. Mặc cho anh đau đớn buồn
thương, dòng sông vẫn chảy, chảy mãi...
Điểu anh kể làm tôi cảm động, nhất là khi bà nội anh qua đời. Năm
1928, chú Thụ đổi vể Hải Phòng, cả nhà cùng theo chú, ở phố Cát
Dài. Những tháng ngày sống với nội, anh được bà yêu thương chăm
sóc chu đáo. Chú Thụ cho anh vào học ở trường Bonnal. Mỗi chiéu đi
học vể, anh ăn cơm với nội. Ãn cơm xong, bà nội cho đi chơi đến bảy
giờ, sau đó học bài đến tám giờ. Học xong, anh đọc truyện cho nội
nghe, bà thích nhất là Truyện Kiều. Nội bảo anh nằm mà đọc, như vậy
khi buổn ngủ thì ngủ luôn. Thỉnh thoảng, nội nghiêng đầu hôn lên
trán, lên tóc anh. Tình thương của nội làm anh vô cùng ấm áp. Vì thế,
đôi khi chưa buồn ngủ, anh cũng giả vờ ngủ để được nội hôn.
Năm 1929, tức năm anh được mười bốn tuổi, bà nội anh qua đời.
Anh đau buồn, luôn luôn thấy thiếu vắng và trống trải. Mỗi chiều đi
học về, anh bỏ cặp lên bàn rồi vô giường nội nằm úp mặt khóc. Chú
Thụ thấy vậy cũng rất thương, chú nói:
Tiéng sóng bủa ghénh 139