Page 130 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 130
Cúc làm bí thơ. Tôi cũng đưỢc bầu vào cấp ủy trong kỳ họp này, một
kỳ họp để lại trong tôi nhiểu kỷ niệm sâu sắc cùng nhiểu bài học về
đường lối, chính sách, vể tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến giữa một
thành phố như thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.
Lập gia đình không chỉ là chuyện riêng tư
Vể bức thơ của anh Mười, đó là bức thơ đầu tiên tôi nhận đưỢc.
Tôi tranh thủ đọc ngay, và sau khi đọc đi đọc lại, trong đó anh Mười
gởi gắm tình cảm tôi thấy có phần phần vần, nhớ lại anh và tôi chỉ
gặp mặt nhau mới vài lần, lẩn thứ nhất tại bến Đại Ngãi (Sóc Trăng)
anh từ Côn Đảo trở về, lần thứ hai khi anh Mười thay mặt Ban lãnh
đạo tù Côn Đảo cùng với anh Lê Văn Sỹ về Bạc Liêu đưa đồng chí Tô
Thúc Rịch thay đồng chí Lê Khác Xương làm bí thơ Tỉnh ủy; lán thứ
ba, anh ra ga xe lửa Sài Gòn đón tôi từ Hà Nội trở vể. Ngẫm lại qua
mấy lấn gặp ngắn ngủi đó tôi có cảm nhận ban đầu anh là một đổng
chí nói năng chững chạc, giao tiếp giản dị, dễ gán... Và có phải khi gặp
lại anh ở ga Sài Gòn nhìn thấy chiếc áo sờn vai anh mặc hôm đó, đã
liíu lại trong tôi một cảm tình nào chăng? Hiểu biết về anh chỉ mới
có vậy, mà cũng chưa để ý tìm hiểu gì thêm về anh. Suy đi nghĩ lại, tôi
nhớ trong những năm qua có mấy đổng chí rất thương và “đặt vấn để”
với tôi, nhưng mình chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Những kỷ niệm
vể anh Quản Trọng Hoàng, rát khó quên trong tâm trí tôi. Ngày hai
mươi hai tháng bảy năm 1942 anh bị xử tử ở Ngã Ba Giồng quận Hóc
Môn, có được tin mà không dám đến nơi để vĩnh biệt anh do nguyên
tắc bí mật. Sau đó tôi rất buổn và ân hận, vẫn giữ mình do đã hứa với
anh khi nào cách mạng thành công, chúng tôi mới chính thức tổ chức
lễ cưới. Nay thì anh đã ra đi mãi mãi mang theo lời hẹn ước...
Lấn này bức thư rất chân tình của anh Mười khiến tôi thấy đắn đo.
Tôi thẩm nghĩ, thân phận nữ nhi, người ta thương mình là quyển của
người ta, còn mình có đáp lại hay không là do mình quyết định. Lòng
nói với lòng như vậy, nhưng dần dà tự nhiên tôi cũng bắt đầu tìm hiểu
vể anh qua những chuyến đi công tác chung với các bạn tù Côn Đảo
Tiếng sóng bủa ghénh 129