Page 127 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 127
người ruột thịt trong nhà. Nay anh không còn, nhưng tôi vẫn nhớ và
kính trọng anh.
Con đường từ đây vể đến cơ quan Tỉnh ủy cũng phải mất hơn một
ngày. Ngồi ghe tam bản, đi trên sông rộng, lòng ai cũng thấy xôn xao
náo nức. Anh Tư Cương vốn vui tính kể đủ thứ chuyện. Chẳng hiểu
anh Mười Cúc có thổ lộ với anh Cương việc anh yêu tôi không mà
trong cầu chuyện kể, anh Cương hay nhắc đến anh Mười. Anh kể vể
quãng đời thơ ấu của “chú Mười Cúc” bằng một giọng cảm động: sống
cơ cực, thiếu thốn tình thương, đưỢc giác ngộ cách mạng rất sớm, có
ý chí học tập rèn luyện từ khi ở tuổi vị thành niên, lúc nào cũng thấy
cẩm quyển sách đọc chăm chú... Anh rất thích thú kể chuyện diễn văn
nghệ trong nhà tù Côn Đảo. Anh nói:
- Mỗi lần lễ, Tết bọn cai ngục có phần nới lỏng với tù nhân, chúng tôi
liền tổ chức diễn kịch, hát hò, ngâm thơ... Trong vở kịch Napoléon, tôi
đóng vai Napoléon, chú Mười Cúc đóng vai người hầu của Joséphine,
người yêu của Napoléon. Chẳng những anh em mình thích thú mà
cả bọn Tây cai ngục cũng mê coi, còn cho cả phấn son để chúng tôi
trang điểm đóng tuổng, họ khen người nào diễn cũng hay và nói tiếng
Pháp rất giỏi...
Tôi nghe biết để vậy...
Xế chiểu hôm sau, chúng tôi về đến nơi đóng cơ quan của Tỉnh ủy.
Tin đoàn cán bộ Xứ vể, các đồng chí đã biết trước nên triệu tập một
cuộc họp các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh cùng đông đảo đổng bào
đến dự để nghe tình hình, nhất là gặp lại và nghe đại biểu của tỉnh
nhà đi họp Quốc hội tại thủ đô Hà Nội trở về báo cáo và đặc biệt kể
chuyện đưỢc gặp Bác Hổ.
Khi tôi nhắc đến chuyện Bác khóc nghĩ tới đổng bào Nam bộ
đang chịu muôn vàn gian khó chiến đấu chống quản Pháp trở lại xầm
lược, nhiều bà má lấy khăn chậm nước mắt. Tôi còn kể vể những điểu
tai nghe mắt thấy trên con đường từ Bắc vào Nam. ở dốc Mỏ tỉnh
Quảng Ngãi vừa xảy ra trước một ngày chúng tôi đi qua, trận đánh
không cân sức giữa quân và dân địa phương chống quân Pháp vào
126 HỒI ức NGÔ THỊ HUỆ