Page 124 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 124
nhận được thơ của anh từ nhà tù gởi về, mỗi lẩn nghe đọc thơ là bà
khóc, khóc nhiều lắm, rồi mang giấu bức thơ trong một cái đãi đeo ở
cổ như đeo bùa hộ mệnh, lâu lâu mở ra bảo con cháu đọc lại, và lần
nào bà cũng khóc, khóc đến mức đôi mắt mờ đi. Anh hết mực thương
nhớ mẹ của mình và từ đó mà thương quý, biết ơn bà mẹ Việt Nam!
Từ những mẩu chuyện thân tình này, liên hệ với những gì tôi đã
đưỢc nghe anh Trọng Linh kể vể anh Ba, liên nghĩ đến hoàn cảnh
Nam bộ ở xa Bác Hồ, xa Trung ương Đảng, chính phủ, anh Ba đưỢc cử
trở vào Nam cùng Xứ ủy lãnh đạo cuộc kháng chiến từ chặng đường
đầu thật là rất cần và may mắn cho Nam bộ biết chừng nào!
Sau chín mười ngày đêm băng rừng, qua sông, vượt thác, vượt
hiểm nguy, chúng tôi mới đến địa phận Phan Thiết. Hiểu rõ sự cẩn
kíp anh Ba phải vể đến Nam bộ càng sớm càng tốt, anh Trọng Linh
bàn và được sự hỗ trỢ của Tỉnh ủy, các cơ sở nhân dần ở địa phương,
anh đưa anh Ba len lỏi đi bí mật bằng đường bộ, còn tôi đi đường công
khai, đường xe lửa, cải trang làm thương buôn đi đứng hợp pháp. Tôi
hết sức bất ngờ khi gặp Chín Liên - em gái tôi - tại nhà đổng chí bí thơ
thị xã Phan Thiết. Chín Liên đi trong đoàn cán bộ ra Trung ương xin
vũ khí, nhưng đang bị kẹt lại.
Trên đường ra ga, người liên lạc nói nhỏ với tôi:
- Tới Sài Gòn sẽ có giao liên ra đón chị, người đó mặc sơmi‘ trắng
ngắn tay, quần soọc xám.
Cẩm chắc được gặp lại đồng bào, đồng chí Nam bộ, niềm vui đó
làm tan biến mọi ầu lo gian khổ vừa vượt qua.
Xe lửa vào sân ga vừa ngừng lại, tôi đảo mắt nhìn qua một lượt rồi
từ từ bước xuống, thấy ngay một người đàn ông ăn mặc đúng như
người giao liên báo trước. Anh dẫn xe đạp tiến vể phía tôi như đi đón
người nhà, khi đến gẩn bên anh nói nhỏ:
- Tôi ra đón chị. Tôi, Mười Cúc đây!
Tôi hết sức ngạc nhiên tưởng sẽ gặp người giao liên nào, té ra lại
1. Có gốc ưr chữ Pháp: Chemisier.
Tiếng sóng bùa ghénh 123