Page 129 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 129
lớp; giai cáp, lương giáo, người Việt cũng như đồng bào Hoa... trong
nội thành và cả vùng ven “vành đai đỏ”. Những quan điểm, nhận thức
lệch lạc đều được anh Ba phân tích, uốn nắn. Ấn tượng nhất đối với
tôi, người đã lăn lộn gắn bó với quần chúng trong những hoàn cảnh
khác nhau, nay mới được thấu rõ tình hình trong một thành phổ như
Sài Gòn - Chợ Lớn đang kháng chiến thật ác liệt và phức tạp, đặc biệt
đưỢc nghe anh Ba nhiều lần nhắc nhở cán bộ đảng viên phải đi vào
quần chúng, sâu sát với từng đối tượng, công nhân, lớp nghèo thành
thị, nông dân, tiểu thương tiểu chủ, trí thức... cẩn chú ý cả đối tượng
tôn giáo, người Hoa, nhất là lớp trẻ. Phải qua đấu tranh cho dân chủ
dân sinh, binh vực quyền lợi thiết thân thường ngày mà nâng cao giác
ngộ chính trị và dẫn dắt quấn chúng tham gia kháng chiến.
Các đại biểu cũng chăm chú lắng nghe và rất đổng tình với những
lời phát biểu của đổng chí Mười Cúc giản dị, mạch lạc, để cập những
công tác trọng tâm trước mắt, đòi hỏi thống nhất ý chí, nhanh chóng
hỢp nhất tổ chức... Đổng chí lưu ý, đối với đổng bào “hồi cư” phải hết
sức thông cảm, mỗi người có hoàn cảnh riêng, tuyệt đại đa số giữ trọn
lòng yêu nước, và đó là một nguổn
cung cấp bổ sung lực lượng kháng
chiến tại chỗ rất quý.
Trên cơ sở tập hỢp ý kiến đầy
tâm huyết của đại biểu đã qua trui
rèn thử thách, Hội nghị thông qua
những nghị quyết vể chủ trương
chính sách, các mặt công tác có
giá trị về lý luận và thực tiễn cho
một nhiệm kỳ, mà còn có giá trị
cho các chặng đường tiếp theo của
cuộc kháng chiến tại thành phố.
Hội nghị đã nhất trí bầu Ban
chấp hành đảng bộ gổm mười
Đổng chí Mười Cúc lăm ủy viên (mười ba chính thức,
sau khi ra tù Côn Đảo, 1946. hai dự khuyết) do đồng chí Mười
128 HỔI ức NGÔ THỊ HUỆ