Page 132 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 132

- Đám cưới của anh Mười Cúc với chị, chớ còn của ai?
       Như bị một cú sốc, tôi cố trấn tĩnh:

       - Sao kỳ vậy, sao tôi chẳng hay biết gì cả? Đừng có nói chơi kỳ như
     vậy nghe!
       - Thiệt đó chị Bảy ơi! Mấy anh đưa tiền em mua mà!
       Về đến cơ quan tôi làm thinh bỏ vào nhà. Lòng giận lắm. Chuyện
     lứa đôi là chuyện hệ trọng, đâu phải chuyện gả bán! Sao mấy anh có
     thể coi thường tôi quá như vậy?
       Lúc ấy cơ quan Xứ ủy đóng ở Tháp Mười cùng với nhiểu cơ quan
     cấp Nam bộ. Biết tôi giận lắm, mấy chị liển báo cho các anh hay. Anh
     Ba Lê Duẩn đến gặp tôi ngay để hỏi đấu đuôi sự việc. Tôi nói là khi từ

     Sài Gòn về đầy, anh Mười có gởi theo bức thơ cho tôi, đặt vấn để xây
     dựng gia đình. Tôi chưa hiểu rõ anh Mười, chưa hề trao đổi một lời
     nào với nhau, sao lại tổ chức đám cưới?
        ít lâu sau tôi lại nhận được một bức thơ dài do anh Ba Lê Duẩn
     viết kể rõ gia cảnh anh Mười dấn thân hoạt động cách mạng từ khi
     ở tuổi học trò. Anh em sống chung
     ở Côn Đảo đều quý mến anh do tư
     cách, tánh tình, sống trung thực gắn
     bó với Đảng,  với tập  thể.  Đọc bức
     thơ, tôi thấy xúc động lắm, bởi sự tận
     tình tận  nghĩa  chăm  lo  hạnh  phúc
     cho  bậc  đàn  em vốn  quý như anh
     Mười thật là quý. Nhất là tôi đã cảm
     nhận  đưỢc tấm lòng của  anh  dành

     cho mẹ, cho chị em cán bộ đảng viên
     chúng tôi qua những ngày ngắn ngủi
     cùng anh và anh Quản Trọng Linh
     trong chuyến trở vể Nam.
        Thời gian dẩn trôi. Đẩu năm 1948
     tôi được bổ sung vào Ban thường vụ     Bà Ngô Thị Huệ lúc công tác nội thành
     Thành ủy, anh Mười và tôi có nhiều              Sài Gòn, 1948.



                                                      Tiéng sóng bủa ghénh  131
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137