Page 122 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 122

Vừa lúc đó,  tiếng chuông điện reo báo  đã hết giờ nghỉ giải lao.
     Chúng tôi lấn lượt theo chần Bác, bước vào hội trường.
        Sau kỳ họp Quốc hội, tôi được cử đi học khóa chính trị do đổng
     chí Xuân Thủy phụ trách. Được bồi dưỡng thêm kiến thức chính trị,
     tôi như nuốt từng lời của giảng viên. Lý thuyết soi rọi thực tiễn, giúp

     tôi nhận thức thêm nhiều vấn để quan trọng, đặc biệt là hiểu rõ thêm
     đất nước đang trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Rất tiếc khóa học
     mới đưỢc bảy ngày, cuộc kháng chiến toàn quốc sắp bùng nổ, Bác nói
     với chúng tôi: “Các đồng chí miền Nam trở vể Nam chiến đấu”. Phải
     bỏ dở khóa học tiếc quá, bởi tôi đinh ninh nếu đưỢc tiếp tục dự sẽ
     nhận đưỢc nhiều bài học rất cần cho công tác sắp tới. Tát cả chúng tôi
     ai cũng rất phấn khởi nhận lịnh của Bác và Trung ương là khẩn trương
     chuẩn bị lên đường giữa những ngày cả thủ đô hừng hực khí thế sẵn
     sàng hiệp đồng tiếp sức cho Nam bộ, cho miền Nam đã vào trận từ
     tháng chín năm 1945.
        Tôi đưỢc tháp tùng đoàn của anh Ba Lê Duấn, ủy viên Trung ương
     Đảng, bí thơ Xứ ủy Nam kỳ sắp trở vể Nam do anh Quản Trọng Linh

     phụ trách công tác bảo vệ đi đường. Vừa mừng vừa bất ngờ khi gặp
     lại anh Trọng Linh. Tính từ ngày anh em gặp nhau ở Rạch Giá, nay
     đã gần mười năm. Thoáng nhìn anh, tôi nhớ thương anh Quản Trọng
     Hoàng, em ruột của anh, bởi hai anh em có nhiều điểm giống nhau,
     từ cặp mắt cho đến cách nói ôn tồn mà dứt khoát, nụ cười cởi mở hồn
     nhiên. Vóc dáng anh Trọng Linh có phẩn cao hơn anh Hoàng, vể tính
     chất có lẽ giống nhất ở điểm nghĩa khí can trường. Thời kỳ nước nhà
     còn đen tối, anh vào tù ra khám bao nhiêu lần, vẫn gan góc, xông pha,
     không hể chùn bước.
        Anh Ba có thể đã nghe nói vể tôi, có tham gia Khởi nghĩa Nam kỳ

     và qua tù đày nhiều năm tháng nay thấy tôi ốm yếu, lo ngại tôi không
     đủ sức khỏe để theo đoàn về Nam bằng đường bộ. Vốn đã biết tôi từ
     lầu, anh Trọng Linh nói quả quyết: “Bảo đảm cô Bảy Huệ đi được”.
     Vậy là từ Hà Nội ba anh em chúng tôi lên đường, chặng đẩu đi xe lửa
     đến Quảng Ngãi rổi tiếp tục đi bộ.



                                                      Tiếng sóng bủa ghểnh  121
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127