Page 82 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 82

Tôi là ai: sự hỢp lưu cúa ba nền vản hóa

        Tại sao lại có sự phân đôi như thế giữa  các thiên hà
    xoắn ốc và  thiên hà elip về  các quần thể sao của  chúng?
     Qua tính toán, theo các mô hình của các thiên hà, tôi đã
    nhận được câu trả lời rất rõ ràng: hình dạng cuối cùng của
    các thiên hà phải phụ thuộc vào khả năng các phôi thiên
    hà chuyển đổi vật chất klií, bao gồm khí hyđrô và hêli, tạo

    ra bởi Big Bang thành các ngôi sao. Một số phôi hiệu quả
    tới mức toàn bộ klií của chúng nhanh chóng được chuyển
    đổi hết (chưa đầy một tỉ năm) sau vụ nổ lớn: chúng sẽ trở
    thành các thiên hà elip, không còn khí và chỉ chứa các ngôi
    sao già cỗi, sinh ra từ cách đây khoảng 13 tỉ năm trước. Các
    phôi khác, kém hiệu quả hơn, chỉ chuyển đổi được khoảng
    80%  lượng klrí thành sao trong một tỉ năm đầu tiên, 20%
    còn lại tạo thành một chiếc đĩa mỏng và dẹt tự quay xung
    quanh nó mỗi vòng mất 200 triệu năm, và chiếc đĩa khí này
    tiếp tục chuyển đổi thành các ngôi sao, dọc theo hai cánh
    tay xoắn ốc với  tốc độ chậm hơn rất nhiều, và quá trình
    này vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay, 13,7 tỉ năm sau vụ
    nổ lớn: đó chính là các thiên hà xoắn ốc. Những phôi khác
    nữa, hoàn toàn không hiệu quả, chúng mất rất nhiều thời
    gian để chuyển hóa khí thành sao; sau 13,7 ti năm, lượng
    khí của chúng vẫn lớn hơn nhiều khối lượng các sao sinh
    ra;  chúng là  các  thiên  hà  bất  thường.  Nhưng tại  sao  các
    phôi lại khác nhau đến thế về hiệu quả chuyển đổi vật chất
    khí thành các sao? Có vẻ điều này liên quan đến mật độ
    ban đầu của chúng. Với các phôi thiên hà có mật độ rất cao,
    những phôi này sẽ trở thành thiên hà dạng elip, khí bị nén


                                                        8 5
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87