Page 256 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 256
Tôi tín gì: lượng tử và hoa sen
mù quáng, hay tồi tệ hơn là ác ý. Tri thức đem tới quyền
lực và quyền lực đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm,
chịu trách nhiệm về các hậu quả trực tiếp hay gián tiếp
các hành động của mình. Có quá nhiều lần các nghiên cứu
klaoa học được thực hiện với những mtạc đích tốt đẹp (điều
này không phải lúc nào cũng đúng) lại được các nhà chính
trị, quân sự hay kinh tế sử dụng vì những mtạc đích đáng
ngờ. Nhà khoa học không được chơi chính sách đà điểu,
giả vờ như klrông biết sự thâm nhập lẫn nhau không thể
tránh khỏi của khoa học, quyền lực và kinh tế.
Vấn đề trách nhiệm của nhà khoa học đã được đặt
ra một cách đầy kịch tính trong Thế chiến thứ hai, lúc dự
án "Manhattan" với mục tiêu tạo ra trái hom nguyên tử
đầu tiên. Cộng đồng klaoa học lúc đó tin rằng Hitler đã có
đủ phương tiện để chế tạo ra nó, và cần phải hành động
một cách nhanh chóng. Các nhà vật lí giỏi nhất trong khối
đồng minh đã tập hợp nhau tại một phòng thí nghiệm
tuyệt mật ở Los Alamos, trong sa mạc New-Mexico, để tạo
ra bom A, dưới sự lãnh đạo của nhà vật lí người Mỹ Robert
Oppenheimer. Vụ thử đầu tiên đã được tiến hành vào buổi
bình minh một sáng tháng 7 năm 1945 tại Alamogordo, và
khi nghe tiếng nổ kinh hoàng cùng với một đám máy đen
hình nấm bốc lên trên bầu trời, Oppenheimer đã biết rằng
thế giới sẽ không còn như trước nữa. Hai câu thơ trong bản
trường ca Bhagavad-Gita chợt lướt qua tâm trí ông:
"Ta đã trở thành cái chết,
Ta đã tự hiến mình thành ké hủy diệt thế gian."
263