Page 260 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 260

Tôi tin gì:  lượng tử và hoa sen


       độ cực quyền, như Liên Xô cũ và Trung Quốc, đã gây ra cho
       các hoạt động khoa học. Vụ Lyssenko, ở Liên Xô củ, là một
       ví dụ nổi bật. Vì ông ta có thể bịt miệng mọi sự đối lập, và với
       sự hậu thuẫn của Stalin và Đảng Cộng Sản, nhà khoa học
       Trohm Lyssenko đã áp đặt từ năm 1932 tới 1964 ý tưởng cho
       rằng các gen là không tồn tại, mà hoàn toàn không có một
       bằng chứng thực nghiệm nào, và do vậy đã làm cho những
       tiến bộ của sinh học và di truyền học Xô Viết chậm lại nhiều
       thập kỉ, gây ra những nạn đói khủng khiếp do các phương
       pháp của ông ta trong lĩnh vực nông nghiệp bị thất bại hoàn
       toàn.  Do vậy, về mặt tiên nghiệm,  tôi klrông ủng hộ việc
       kiểm soát nghiên cứu. Nếu như vì những nguy hiểm tiềm
       tàng của một số nghiên cứu khoa học mà chúng ta nghiêm
       cấm nghiên cứu, chúng ta sẽ có nguy cơ bỏ qua rất nhiều lọi
       ích mà chúng có thế sẽ mang lại cho chúng ta. Nói chung,
       với những nghiên cứu khoa học cơ bản, chúng ta sẽ không
       bao  giờ có thể  đoán  trước được  phát minh này hay phát
       rrdnh kia sẽ có những hậu quả gì. Nhà vật u Scotland James
       Maxwell hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng tất cả các thiết
       bị điện tử làm nên tiện nghi vật chất của chúng ta hoạt động
       được là nhờ vào các định luật điện từ đã được ông thiết lập
       vào thế kỉ 19: đèn điện, máy fax, GPS (hệ thống định vị toàn
       cầu), đài, ti vi. Internet, điện thoại di động, VVih... Nhà vật lí
       người Pháp Sadi Carnot, khi miệt mài nghiên cứu về nhiệt
       động lực học, hoàn toàn không nghĩ tới việc nó sẽ dẫn tới
       một trong số những phát minh quan trọng nhất của thế giới
       hiện đại: đó là ô tô.


                                                          267
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265