Page 265 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 265

vũ TRỤ VÀ HOA SEN


          được biến đổi vì  điều  đó.  Người  giác  ngộ  đạo  Phật biết
          rằng nhận thức thực sự về sự tương thuộc phải được thể
          hiện bằng lòng trắc ẩn klrông thể cưỡng nổi với mọi sinh
          vật - một lòng trắc ẩn làm con người thay đổi sự tồn tại của
          mình tới tận gốc rễ. Biến một tri thức lí thuyết, có nguy cơ
          chi mang lại những hiệu ứng ảo, thành một kinh nghiệm
          trực tiếp như thế chính là chìa klióa của đạo đức.
              Khi đạo đức là sự phản ánh của những phẩm chất bên
          trong và dẫn đường cho hành vi của chúng ta, nó sẽ được
          biểu hiện một cách tự nhiên trong suy nghĩ, lời nói và hành
          động  của  chúng  ta,  và  trở  thành  nguồn  cảm  hứng  cho
          những người kliác. Như vậy, đạo đức được dựa trên một
          sự tương hợp sâu sắc giữa lí thuyết và kinh nghiệm sống.
          Nhưng làm thế  nào  để  đạt  được  sự  tương hợp đó?  Một
          cách dần dần. Chúng ta hãy bắt đầu bằng nghe và học, rồi
          tiếp tục bằng suy ngẫm để đạt tới đỉnh điểm trong việc tích
          hợp ở con người chúng ta, nhờ vào thiền định, một nhận
          thức mới về sự vật và một hành vi mới. Thiền định ở đây
          thường có nghĩa là làm quen với nhận thức mới về thế giới.
          Từ hiểu biết sẽ sinh ra  thiền định, rồi  từ đó biểu hiện ra
          thành hành động. Như thế ta sẽ chuyển một cách liên tục
          từ sự hiểu biết sang nhận thức nội tại rồi tới đạo đức sống.
              Xã hội của chúng ta tạo ra được ít nhà hiền triết. Tất
          nhiên, nó tạo ra được những hội đồng bao gồm nhiều nhà
          tư tưởng lớn, nhưng ở phương lầy, các tiêu chuẩn để chọn
          ra các thành viên của "hội đồng các nhà hiền triết" này chủ
          yếu dựa trên những thành tựu chuyên môn, bất chấp các


          272
   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270