Page 269 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 269
Vũ TRỤ VÀ HOA SEN
Tôi tin chắc rằng khoa học không phải là cửa sổ duy nhất
cho phép chúng ta tiếp cận với thực tại. Sẽ là quá tự phụ,
với một nhà klioa học, khi khẳng định điều ngược lại. Tâm
linh, cũng như thơ ca và nghệ thuật, là một cách khác bổ
sung cho klioa học để chiêm nghiệm thế giới. Không bao
giờ khoa học có thể độc hành tới được tận cùng của con
đường. Chúng ta cần phải dùng tới các dạng khác của nhận
thức, như trực giác huyền bí hay tôn giáo (cái mà Phật giáo
gọi là "giác ngộ"), nghệ thuật hay thơ ca để có thế tiếp cận
với thực tại tối hậu. Bức Hoa súìtg của Monet hay các bài
thơ của Rimbaud lẽ nào không soi sáng cho chúng ta về
thực tại như là vật lí hạt hay lí thuyết Big Bang?
Phải nói rằng, quan điểm này là thiểu số trong thế giới
khoa học. Đa số các đồng nghiệp của tôi không bao giờ đặt
ra các câu hỏi tâm linh, nếu có cũng không nói về nó một
cách cởi mở. Những người khác dựng lên một vách ngăn
giữa khoa học và tâm linh. Nếu trong tuần họ làm khoa
học và cuối tuần tới nhà thờ, thì chưa bao giờ trong tâm trí
họ thoáng có sự so sánh giữa hai cách tiếp cận đó. Những
người khác nữa thì hoàn toàn chẳng quan tâm gì tới tâm
linh. Nhà vật b' đoạt giải Nobel người Mỹ Steven VVeinberg
nghĩ rằng tôn giáo là nguồn gốc của nhiều thứ xấu xa trên
thế giới. Ông đã viết một cách rất khiêu kliích: "Dù tôn
giáo có hay không, người tốt sẽ luôn tốt và người xấu vẫn
luôn xấu. Một trong những thành tựu lớn lao của khoa học
là đã, nếu klaông ngăn chặn hoàn toàn người có tri thức
trở thành tín đồ, thì ít nhất cũng cho phép họ không trở
276