Page 194 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 194
Tôi nghiên CIỈU gì; Khoa học ở mọi trạng thái của nó
phải biết khoan dung và từ bỏ giấc mơ lâu dài về một tri
thức tuyệt đối.
Do một hạt không bao giờ cho chúng ta biết đồng thời
bí mật về vị trí và chuyển động của nó, nên chúng ta không
bao giờ có thể nói về quỹ đạo của một hạt như quỹ đạo của
Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trong nguyên tử,
một electron sẽ không chi ngoan ngoãn đi theo một quỹ
đạo duy nhất, mà nó có thể đồng thời hiện diện ở khắp
mọi nơi. Bằng phép mầu nào vậy? Đó là bằng cách đeo cho
mình một bộ mặt khác, bởi vì electron, photon hay bất kì
hạt nào khác đều có bản chất lưỡng tính: chúng đồng thời
vừa là hạt vừa là sóng. Hạt, khi là sóng, có thể lan truyền
và chiếm mọi không gian trống rỗng của nguyên tử, giống
như những sóng tròn, xuất hiện trên mặt nước khi ta ném
xuống hồ một hòn đá, sẽ lan tỏa và chiếm toàn bộ mặt hồ.
Sóng của hạt, như sóng đại dương, có một cường độ lớn
ở ngọn và cường độ nhỏ hơn rất nhiều ở bụng (sóng). Nó
có thể được coi như một sóng xác suất: ta có nhiều cơ may
gặp được electron ở các ngọn sóng hơn là ở bụng sóng,
nhưng ngay cả khi ở ngọn, ta sẽ không bao giờ biết chắc
chắn nó sẽ có mặt ở đó. Có thể 2 trong 3 lần (với xác suất
66%) hay 4 lần trong 5 (xác suất 80%) electron sẽ có mặt ở
đó. Nhưng xác suất này sẽ không bao giờ đạt 100%. Sự chắc
chắn đã bị đuổi ra khỏi thế giới nguyên tử và hạ nguyên tử
nhường chỗ cho sự ngẫu nhiên. Các tiên đoán của cơ học
lượng tử, chấp nhận vai trò quan trọng của ngẫu nhiên, đã
luôn được các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm khẳng
199