Page 190 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 190

Tôi nghiên cứu gì:  Khoa học ỏ mọí trạng thái của nó


      luật vật lí cũng mất đi sự cứng nhắc của chúng. Với sự phát
      triển của lí thuyết hỗn độn, tính không thể tiên đoán và
      tính bất định đã rầm rộ tiến vào thế giới vĩ mô.
          Nhà toán học Henri Poincaré, một trong những người
      tiên phong của lí thuyết hỗn độn, đã đáp lại cương lĩnh
      tất định của Laplace như sau: "Một nguyên nhân rất nhỏ,
      tới mức ta không hề nhận thấy, lcỊÌ tạo ra một hậu quả lớn
      tới mức ta không thể không thấy; và khi đó ta thường nói
      rằng hậu quả này là do ngẫu nhiên. Nếu như ta biết chính
      xác các định luật của tự nhiên và tình trạng ban đầu của
      vũ trụ, chúng ta có thể tiên đoán chính xác tình huống của
      chính vũ trụ ấy ở một thời điểm sau đó. Nhưng ngay cả klri
      các định luật tự nhiên không cùn là bí mật với chúng ta đi
      nữa, thì chúng ta củng chỉ có thể biết một cách gần đúng
      về trạng thái ban đầu. Nếu điều đó cho phép ta tiên đoán
      được tình trạng sau đó với cùng một mức độ gần đúng, thì
      với chúng ta thế cũng là được. Ta nói rằng hiện tượng đã
      được tiên đoán, và  rằng nó bị chi  phối bởi các định luật.
      Nhưng klaông phải lúc nào cũng như vậy, có klii những
      sai kliác nhỏ của các điều kiện đầu lại sẽ sinh ra những sai
      kliác rất lớn ở các hiện tượng cuối. Một sai số nhỏ lúc ban
      đầu lại gây ra một sai số rất lớn ở cuối. Và do vậy sự tiên
      đoán trở nên bất klià".
          Cần phải hiểu rỏ rằng ý nghĩa khoa học của từ "hỗn
      độn"  {chaos) không liên quan gì với nghĩa hỗn loạn hay
      lộn  xộn  nói  chung.  Hỗn  độn  ờ  đây  gắn  với  khái  niệm
      không thể tiên đoán trước một cách dài hcạn. Chẳng hạn,



                                                         T95
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195