Page 191 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 191
Vũ TRỤ VÀ HOA SEN
dự báo thời tiết dài hơn 7 ngày là điều bất khả, bởi các
mô hình thời tiết rất nhạy cảm với các điều kiện đầu. Sự
giới hạn này của tri thức là không thể vượt qua. Những
mầm mống của sự bất tri được ẩn giấu ngay trong sự vận
hành của tự nhiên. Dù có cố gắng phủ Trái Đất với bao
nhiêu trạm khí tượng đi chăng nữa, củng sẽ luôn tồn tại
những thăng giáng khí quyển quá nhỏ để có thể phát
hiện được. Khi được khuếch đại, những thăng giáng này
có thể gây ra những cơn bão tàn phá hay một ngày thật
đẹp trời. Đó là lí do tại sao lí thuyết hỗn độn luôn được
minh họa bằng cái mà các nhà vật lí gọi là "hiệu ứng con
bướm", theo đó một cái đập cánh của một chú bướm
trên đảo Réunion cũng có thể gây ra một cơn dông bão
ở Paris.
Ngoài khí tượng học, còn nhiều lĩnh vực khác, trong
tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày, có sự hiện
diện của hỗn độn, tất cả đều được đặc trưng bởi tính chất
cực kì nhạy cảm với các điều kiện đầu. Hỗn độn cũng đã
vượt qua giới hạn của các ngành khoa học tự nhiên để
tràn sang các ngành và các lĩnh vực đa dạng khác như
nhân chủng học, sinh học, sinh thái học, địa chất học, kinh
tế học, sử học, kiến trúc Hồi giáo, thư pháp Nhật Bản,
ngôn ngữ học, âm nhạc học, viễn thông, quy hoạch đô
thị, và động vật học... Danh mục này có thể còn kéo dài
hơn nữa. Với khoa học hỗn độn, các đối tượng của cuộc
sống thường nhật đều là các đối tượng để nghiên cứu một
cách chính đáng: các cuộn khói thuốc lá uốn lượn, lá cờ
ig6