Page 388 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 388
12 huyện Nghệ An (6 thuộc phủ Đức Quang, 3 phủ Diễn Châu,
Anh Đỗ, Hà Hoa mỗi phủ hai huyện). Đó là bộ phận quân chủ yếu,
loại quân nhà nghề chuyên phục vụ nhà chúa. Đội quân này rất
được ưu đãi, cấp ruộng tiền nhiêu. Thanh Nghệ là ấp thang mộc
và ứng nghĩa, dân được giảm thuế nên người ta gọi chúng là lính
Tam Phủ hay ưu binh.
ưu binh đánh trận giỏi, từng lập được nhiều công với nhà
chúa nhưng sau này hay cậy công làm lắm điều trái phép. Năm
1674, đời Trịnh Tạc, chúng giết tham tụng Nguyễn Quôh Trinh,
phá nhà Phạm Công Trứ. Nám 1741, phá nhà và chực giết tham
tụng Nguyễn Quý cảnh. Nhà chúa có bắt thủ xướng làm tội
nhưng chúng quen thói về sau hễ có điều gì bất bình thì lại nối lên
làm loạn. Từ ngày có công lớn đưa người tù lên làm chúa thì
chúng mỗi ngày một kiêu căng quá độ, đi cướp phá các nhà, không
ai kiềm chế được. Đến chúa Trịnh Khải cũng ngán, muôn trừ bỏ
chúng đi. Các quan bàn viện cớ bật bảy tên đem chém, chúng bảo
nhau đến vây nhà ba viên quan đã bày kế hại chúng. Nguyễn Ly
chạy thoát được. Dương Khuông, em thái phi, chạy vào phủ chúa.
Chúng xông vào định bắt giết. Thái phi và Trịnh Khải phải kêu
van và nộp chúng 1.000 lạng bạc, 3 vạn quan tiền chuộc mạng,
chúng mới thôi. Hầu tước Nguyễn Triêm đã chạy vào phủ chúa,
chúng phá cửa phủ xông vào bắt, Nguyễn Triêm phải ra nộp
mình. Thật không còn có trật tự thể thông gì nữa. Nguyễn Ly chạy
lên Sơn Tây, cùng với em là Nguyễn Điều bàn rước Trịnh Khải ra
ngoài, rồi gọi binh các trấn về kinh thành tiễu trừ lũ kiêu binh (do
vô kỷ luật, làm loạn nên dân chúng gọi bọn đó là kiêu binh).
Nhưng kiêu binh biết, canh giữ phủ chúa, không đê Trịnh Khải
trôn thoát. Các trấn đành hãi binh. Từ đó, kiêu binh càng hoành
hành dữ dội, bảo nhau hàng trăm hàng ngàn đi cướp phá các nơi.
Hễ có đứa đi lẻ thì dân bắt giết, thành ra quân với dân như cừu
địch, mà các quan văn thần võ tướng cũng bó tay, không làm sao
được. Sau có tham tụng Bùi Huy Bích dùng lòi nói khéo khuyên dỗ
và bày các trò chơi (trong đó có hát trông quân) cho chúng mua vui
nên dần dần cũng bớt đưỢc phần nào.
Có thuyết kiêu binh sau khi rước Trịnh Khải lập làm chúa, lại
kéo vào nhà giam thả mấy người con của thái tử Duy Vĩ (trong đó
có Duy Kỳ) bị Trịnh Sâm giam giữ. Vua Lê Hiển Tông mời chúng
vào cung đãi yến. Do đó, chúng coi thường cả vua lẫn chúa, càng
lộng hành hơn. Vua Hiển Tông muôn lập Sùng Nhượng công Duy
388