Page 383 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 383
Được ít lâu, vua Tây Sơn cử tổng đốc Chu, tư khấu Uy và hộ
giá Nguyễn Ngạn đem thuỷ quân vào đánh Trấn Biên và Phan
Trấn cùng các miền ở mặt biển. Đỗ Thanh Nhân đem quân Đông
Sơn đánh chém được tư khấu Uy, đuổi quân Tây Sơn đi. Phúc Ánh
sai Lê Văn Quân đem binh ra đánh lấy thành Bình Thuận và
thành Diên Khánh.
Khôi phục được đâT Gia Định, Phúc Ánh sai sứ sang thông
với Xiêm La, lại sai Đỗ Thanh Nhân, Hồ Văn Lân đem binh đi
đánh Chân Lạp, lập con Nặc Tôn là Nặc In lên làm vua, để Hồ
Văn Lân ở lại bảo hộ. ớ Gia Định, Phúc Ánh sửa sang mọi việc,
đặt quan cai trị các dinh, định lệ thu thuế, đóng chiến thuyền, tập
binh mã, phòng bị việc chiến tranh.
Năm 1780, Nguyễn Phúc Ánh xưng vương hiệu, phong Đỗ
Thanh Nhân làm ngoại hầu phụ chính, thượng tướng công. Sau vì
Thanh Nhân cậy công lộng quyền, Phúc Ánh giết đi. Do việc này,
quân Đông Sơn trước hết lòng giúp, sau đều bỏ, lại phản lại, thành
ra phải đánh dẹp mãi.
Năm 1781, vua Xiêm La Trình Quốc Anh sai tướng anh em
Chất Tri (Chakkri) và Sôsi sang đánh Chân Lạp. Phúc Ánh sai
chưởng cơ Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân đem 3.000 quân
sang cứu. Trong khi quân Nam và quân Xiêm La chống giữ nhau ở
Chân Lạp thì ở Vọng Các, vua Xiêm La bắt giam cả vỢ con hai anh
em Chất Tri. Bởi vậy, hai tướng ấy mới giao kết với Nguyễn Hữu
Thoại, thề phải cứu nhau trong lúc hoạn nạn. Chất Tri đem quân
về nước. Lúc ấy có giặc nổi lên, vua Xiêm La bị Phan Nha Văn sản
đuôi cướp ngôi. ChâT Tri về Vọng Các, hắt giết cả quốc vương
Trình Quốc Anh và Phan Nha Văn sản, tự lập làm vua Xiêm La.
Họ Chất Tri đến nay vẫn ở ngôi xưng là Rama.
ĐÁNH GIA ĐỊNH LẦN THỨ BA - Sau vụ giết Đỗ Thanh Nhân, lực
lượng Phúc Ánh có phần suy yếu. Năm 1782, Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ đem hơn trám chiến thuyền vào cửa cần Giờ, đánii
bại quân Phúc Ánh ở Ngã Bảy. Trận này quân Nguyễn thua to, có
người Pháp là Mạn Hoè (Manuel) chủ một chiếc tàu, phải đôt tàu
mà chết. Phúc Ánh phải hỏ thành Sài Côn, chạy ra đất Ba Giồng
(Tam Phụ). Thành Gia Định lại thuộc về quân Tây Sơn. Đại quân
Nguyễn Huệ đánh đuổi Phúc Ánh rất ngặt, buộc Phúc Ánh phải
trôn chạy ra đảo Phú Quốc. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ bình xong
đất Gia Định, rút quân về Quy Nhơn, để hàng tướng Đỗ Nhân
Trập ở lại giữ thành Sài Côn.
383