Page 334 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 334
Trịnh Căn thấy quân Nguyên giữ gìn mọi nơi rất chắc chắn,
liệu thế đánh không được, sai Đào Quang Nhiêu ở lại trấn thủ
Nghệ An hiệu lĩnh cả đất bắc Bô" Chính để phòng giữ mọi nơi, rồi
trở về Đông Kinh.
ĐÁNH NHAU LẦN THỨ SÁU - Tháng 10 âl năm 1661. Trịnh Tạc
cử đại binh và đem vua Lê Thần Tông vào đánh chúa Nguyễn, sai
Trịnh Căn làm thông lĩnh, Đào Quang Nhiêu làm tổng xuất, Lê
Thì Hiến và Hoàng Nghĩa Giao làm đốc xuất, Lê Sĩ Triệt và Trịnh
Tế làm đốc thị, đem binh sang Linh Giang (sông Gianh), đến đóng
ở làng Phục Tự.
Trấn thủ nam Bô" Chính là Nguyễn Hữu Dật đóng ở làng
Phúc Lộc, chia quân ra đắp luỹ, giữ vững mọi nơi. Quân Trịnh
đánh mãi mấy tháng không được. Đến tháng 3 âl năm 1662, quân
mệt, lương hết. Trịnh Tạc phải thu quân rước vua về bắc. Nguyễn
Hữu Tiến đem quân đuổi đánh đến sông Gianh mới thôi.
ĐÁNH NHAU LẦN THỨ BẢY - Từ năm 1661, trở về bắc, Trịnh
Tạc phải lo việc nước, đánh dẹp họ Mạc ở Cao Bằng, cho nên
không ngó tới phía nam. Mãi đến năm 1672, Trịnh Tạc lại đem
mấy vạn quân và rước vua Lê Gia Tông vào đất hắc Bô" Chính để
đánh họ Nguyễn, sai Trịnh Căn làm thuỷ quân nguyên suý, Lê
Thì Hiến làm bộ quân thông suất.
Chúa Hiền cũng sai em thứ tư là Hiệp làm nguyên suý đem
binh ra cùng Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Mỹ Đức giữ các nơi
hiểm yếu để ngự địch. Chúa Hiền đem đại binh đi tiếp ứng.
Quân Trịnh tiến đánh luỹ Trấn Ninh rất hăng, đã 2, 3 phen
sắp phá được luỹ nhưng Hữu Dật hết sức chông giữ. Quân Trịnh
đánh mãi không được, phải lui về bắc Bô" Chính. Đến tháng Chạp,
trời mưa rét, lại nghe tin Trịnh Căn đi đến sông Gianh phải bệnh
nặng, Trịnh Tạc sai Lê Thì Hiến ở lại trấn thủ Nghệ An, Lê Sĩ
Triệt làm đô đốc đóng ở Hà Trung để giữ các yếu lộ, lấy Linh
Giang (sông Gianh) phân giới hạn nam bắc, rồi rút quân về.
Từ đó, nam bắc thôi việc chiến tranh, mãi đến khi Tây Sơn
khởi binh, họ Trịnh mới nhân dịp vào đánh lấy đất Thuận Hoá.
Từ năm 1627 đến năm 1672, Trịnh - Nguyễn đánh nhau 7
lần. Chúa Nguyễn chỉ ra đánh một lần, lấy được 7 huyện ở phía
nam sông Lam (sông cả), vì các tướng không đồng lộng nên lại
phải bỏ về giữ đất cũ.
Lực lượng quân bên Trịnh mạnh hơn nhưng phải đi xa, vận
tải khó nhọc, mà người nam thì giữ đất mình, có đồn luỹ chắc
334