Page 278 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 278
12 âl năm 1429 tập trận cả thuỷ và bộ binh các vệ trong nám đạo.
Sau chia sô" quân sĩ làm 5 phiên, lưu lại 4 phiên, còn cho về theo
nghiệp nông. (VNSL chép 1 phiên lưu ban, 4 phiên cho về làm
ruộng, e có sai chăng).
VIỆC ĐÁNH DẸP LOẠN TRONG N ư ớc - Quân Minh bị đánh thua.
Nước nhà đưỢc thanh bình nhưng có việc mấy thô tù chống đổi nhà
vua. Trong thòi gian còn chiến tranh, nhiều tù trưởng dân miền núi đã
quy phục, giúp đỡ phần nào trong công cuộc bình Ngô. Vua Thái Tổ lên
ngôi phong thưởng hậu cho các người này, các chức nhập nội tư không,
bình chương sự, thượng tưống quân, đại tướng quân... và vẫn dùng
thổ quan trị thổ dân, nhưng muổii giữ trung ương tập quyền, đặt quan
triều giám trị chúng. Các thổ tù chỉ chịu nộp một sô" phú công mà vẫn
muôn giữ trọn quyền hành trong hạt mình, theo chê độ địa phương
phân quyền. Vì thê nên có mấy người không chịu. Năm 1430, Bê Khắc
Thiệu ở châu Thạch Lâm, Thái Nguyên và Nông Đức Thái châu
Thượng Lang (nay thuộc Cao Bằng) làm phản. Tháng 2 âl năm 1431,
vua thân chinh đi đánh. Bê Khắc Thiệu thua chạy, rồi chết. Nông Đức
Thái bị bắt. Cuô"i năm 1431, Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, nay là vùng
Lai Châu, Sơn La, liên kết vói Kha Đô"n (Kha Lại) xâm lấn đất Mang
Mỗi. Lê Sát và Tư Tề (con lớn Thái Tố) đi đánh không nổi. Vua lại
thân chinh. Tháng giêng âl năm sau 1432, quan quân đánh vào
Mường Lễ, giết Khả Lại. Đèo Cát Hãn chạy trôn. Quan quân vào sâu
lục soát, bắt đưỢc vỢ con Cát Hãn cùng đồ đảng hơn 3 vạn (?!) người,
hơn 100 voi và nhiều khí giới, đồ vật, thuyền bè, đổi châu Mường Lễ
làm châu Phục Lễ, chia từng huyện, cử quan cai trị phần lón là người
bản xứ. Đèo Cát Hãn lai rai chông đô"i mãi đến tháng 11 âl mới chịu ra
hàng, được tha tội và phong chức tư mã. Con là Mạnh Vượng được
phong chức đại tưóng quân, vẫn được giữ đất cũ, tuy phải nhận quan
triều đình giám sát và các quan cấp dưới do triều đình bô dụng.
CÔNG THẦN BỊ GIẾr HẠI - Trong khi còn chiến tranh thì lãnh tụ
cùng các tưống tá cùng nhau chia sẻ ngọt bùi cũng như cay đắng.
Nhưng khi công thành, nước yên thì công thần không còn cần thiết
cho nhà vua, mà lại là mốì lo: Tài năng và uy tín họ xâm phạm quyền
hành người cầm đầu quốc gia, có thể đi đến sự thay triều đổi họ. Nên
có việc Lê Thái Tổ, cũng như các vua mở nưốc khác bên Trung Quốc,
giết hại công thần là các người đã đưa mình lên ngôi báu.
Trần Nguyên Hãn, dòng dõi thượng tướng Trần Quang Khải, lập
nhiều công lớn trong công cuộc bình Minh, được phong đến chức Tả
tướng quốc. Ông biết mình người họ Trần địa vỊ không vững bền được,
278