Page 274 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 274
tặng trâu, dê, màn trướng và phẩm vật cho các tướng Minh khi tói
dinh cáo biệt.
Bấy giò, tướng sĩ và nhân dân thâm thù sự tàn bạo của người
Minh xin vương nhân dịp nên đem giết cả đi. Vương dụ: Phục thù
trả oán là thường tình nhưng bản tâm người nhân đức không
muôn giết người, v ả lại người ta đã hàng mà giết đi để thoả cơn
giận một lúc, cũng không hay. Đe cho ức vạn người được sốhg,
khỏi đưỢc sự trả oán, dứt mối chiến tranh về sau, lại được tiếng tốt
lưu truyền sử xanh. Mọi người đều ái phục độ lượng khoan hồng
của vương.
Biểu hàng xin phong đệ sang Trung Quốc. Vua tôi nhà Minh
biết rõ là giả dối, triều đình bàn cách đốì phó. Chỉ mấy người còn
hung hăng chủ chiến, giữ thế thống nước lớn. Quần thần phần
đông thấy rằng luôn hai lần đem đại đại quân đi cứu viện đều bị
thất bại; nay đi đánh nữa vận dụng đến 30, 40 vạn binh sĩ và số
rất lớn lương thực đủ nuôi đám quân này lâu dài, đổ người đổ của
vào việc không chắc han đã thành công, v á lại như vậy lại còn cần
phải sửa soạn hàng năm mới xong. Đánh nữa, dù có thắng thì
cũng khó lòng giữ mãi được lâu. Người Nam “ưa làm loạn”. Cho
hoà, rút quân là hay hơn hết. Minh Tuyên Tông nghe theo, phong
Trần Cảo làm An Nam quôc vương, bãi binh, bãi bỏ toà bô" chính
và ra lệnh cho Vương Thông rút toán quân về nước,
Bọn Lý Kỳ, La Nhữ Kính, Từ Vinh Đạt mang sắc thư sang
đến nơi thì Vương Thông đã lên đường rồi, dẫn 86.000 người Minh
về nước. Bấy giờ là chạp năm định vị, dương lịch là đầu năm 1428,
chấm dứt 21 năm đô hộ và nạn binh đao.
Giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của người Minh là công
lao của nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định
vương Lê Lỵ (Lợi). Trần cảo không có công đức gì, nghĩ mình
không xứng đáng giữ địa vị nguyên thủ quốc gia, tự áy náy không
yên, đang ở thành cổ Lộng, dùng thuyền nhỏ lẻn ra biển để chạy
ra về châu Ngọc Ma thuộc phủ Trấn Ninh. Quan quân đuổi bắt
được, dẫn trở về, bắt phải uống thuốc độc mà chết. Được làm lễ
hậu táng hậu. Trần cảo được đón về làm vua hò, không có tội gì,
bị giết, tình cũng đáng thương.
Về nhân vật Hồ ông, ĐVSKTT và ĐNQSDC chép cảo, Đại
Việt thông sử, VSTGCM, VNSL chép Cao. sở dĩ có sự lầm lộn này
do chữ Hán Cao rs3 với gần giống nhau. Nhiều sử
274