Page 325 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 325
Vương, cũng đều là nhò lực lượng của nông dân. Trong
những lúc ấy thì biết bao nhiêu bọn thượng lưu xã hội,
miệng phô trung hiếu, miệng niệm từ bi, mà thực thì
chỉ có thủ đoạn "mãi quốc cầu vinh" và "đục nước béo
cò". Xem th ế thì nông dân thực là nền móng của dân tộc
ta mà nông nghiệp là nền móng của văn hóa ta vậy.
Cái đặc tính thứ nhất của văn hóa nông nghiệp ấy là
xã hội lấy gia tộc làm cơ Từ xưa đến nay, trải thòi
đại phong kiến thượng cổ, thời đại nội thuộc, cho đến
thòi đại độc lập, đời nào gia tộc cũng làm bản vị cho xã
hội. Trong một nhà, con em phải phục tùng gia trưởng
và trọng giai cấp trưởng ấu, đạo hiếu là mốì đầu đạo
đức. Một nước cũng như một gia tộc lớn, cho nên điển lễ
giao miếu là đại kinh của quốc gia, mà nhân dân phải
phục tòng quân chủ và trọng giai cấp tôn ty. Đạo đức
dạy người ta phải trọng trung hiếu. Từ xưa đến nay lịch
sử chỉ biểu dương những chuyện trung hiếu đáng làm
gương để duy kệ lòng người. Hương thôn chỉ là ít nhiều
gia tộc hỢp lại cho thêm sức tự vệ, mà nhiều khi một
hương thôn chỉ do một gia tộc lớn tổ chức thành. Sự
nghiệp khai khẩn đất hoang, mở mang bò cõi, xưa nay
vẫn là việc của gia đình, về việc dụng binh, quân đội
cũng như một gia tộc, tưóng sĩ xem nhau như cha con
anh em®, về việc học hành, học trò xem nhau như con
cái một nhà; đối với thầy cũng xem như cha, chết phải
để tang và thờ phụng. Cho nên công nghệ, thương mại,
cách tổ chức cũng lấy gia tộc làm gốc, khiến có những kỹ
Những dân tộc lấy nông nghiệp làm sinh kế là dân tộc định cư; vì định
cư mà gia tộc nẩy nỏ đông đúc, cho nên thực hành gia tộc chủ nghĩa.
® Khắp tướng sĩ một lòng phụ tử (Bình Ngô đại cáo).
327