Page 324 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 324

Nay ta thử xét xem những đặc tính của văn hóa ấy là
        thế nào, rồi ta sẽ xét đến sự tiếp xúc của nó với văn hóa
        mới.
           Nước  ta  vốh  lấy  nông  nghiệp  lập  quốc  cũng  như
        Trung  Quốc,  cho  nên  cơ  sở  văn  hóa  cũng  như  Trung
        Quốc  là  nông  nghiệp,  mà  hạng  người  ở  trong nước  xưa
        nay  giữ  được  cái  tinh  thần  của  văn  hóa  là  hạng  nông
        dân.  Thực vậy,  nông dân,  một là thể chất mạnh  mẽ,  ăn
        mặc  sơ  sài,  tuy  nắng  mưa  dầu  giãi  mà  ít  tật bệnh,  nòi
        giốhg  vẫn  giữ  được  kiện  toàn,  hai  là  tinh  thần  trong
        sạch nên  đạo  đức  càng cao,  những  điều  tệ  tập  bại  hoại
        cùng  bao  nhiêu  tội  ác  vì  khoái  lạc  chủ  nghĩa  sinh  ra,
        nông  dân  thường  không  nhiễm  phải.  Ta  thường  nói
        "thuần phong mỹ tục" đó là đặc sắc của xã hội nông dân,
        chứ nói đến thành thị thì xưa nay ai cũng cho là phong
        tục  suy  đồi.  Bảo  rằng  ta  thờ  Khổng  giáo,  nhưng  phải
        vào trong dân quê thì mới thấy rõ lòng hiếu trung ngay
        thực là thế nào, chứ ở giai cấp quan liêu và sĩ phu thì ta
        chỉ thấy lợi dụng ông Thánh để đạt chủ nghĩa vinh thân
        phì gia mà thôi. Bảo rằng ta nhờ phật giáo,  nhưng cũng
        phải  vào  trong  dân  gian  thì  mới  thấy  có  người  thực
        hành cái đạo từ bi,  chứ ở hạng người phú  quí thì ta chỉ
        thấy núp ở  sau bóng ông Phật  mà  làm  những  điều bất
        nhân  bất  nghĩa.  Giành  nhau  từng  mảnh  đất  với  sông
        rộng  biển  sâu  ở  trung  châu  Bắc  Việt,  xông  pha  giữa
        rừng rậm  mà  mở mang bờ cõi vào  Chiêm  Thành,  Chân
        Lạp,  đó  là  công  phu  của  nông  dân,  theo  Lê  Lợi  đuổi
        quân Minh,  theo Tây Sơn  đánh  loạn thần  Trương Phúc
        Loan  cũng  là  nông  dân;  Nguyễn  Huệ  đánh  đuổi  quân
        Tôn  Sĩ  Nghị,  Phan  Đình  Phùng  kéo  dài  cuộc  cần


        326
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329