Page 205 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 205
210 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
nhập từ biên giới sang. Hai bên đường cây thưa, núi đá, khó bị
phục kích, con đường ngoằn ngoèo uốn khúc như con rắn, hỏa
lực đối phương không phát huy theo kiểu xuyên táo. về Đông
Khê có 45km và từ đó về Thất Khê là 25km, chỉ bằng già nửa
đường rút về Bắc Kạn.
Carpentier đã chon phương án rút theo đường số 4 nhưng
môt biến cố mới đã đến với ông ta: 5 giờ sáng 25-5, quân ta mở
môt cuôc tấn công dữ dôi vào Đông Khê. Trọng pháo của ta
đặt ở đồi Yên Ngựa nã từng loạt vào Cạm Phầy, pháo đài cao
nhâl của phân khu Đông Khê, giết chết tên Casanova - chỉ huy
trưởng Đông Khê ngay từ phút đầu. Lần đầu tiên bọn giặc nghe
thấy tiếng súng đại bác của ta nổ rền thì rất hoảng sợ. Suốt
ngày địch cho máy bay oanh tạc ưận địa ta. Quân ta rút vào các
hang sâu, khi mặt trời lặn máy bay địch rời khỏi vùng trời
Đông Khê ta đánh tiếp và đã giành thắng lợi trọn vẹn trong
đêm. Ngay ngày hôm sau địch phải nhảy dù chiếm lại đồn.
Tin tức Đông Khê thất thủ khiến Carpentier cho rằng ta sắp
mở cuộc tổng phản công với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại,
kể cả máy bay, thiết giáp và sự đe dọa chính sẽ là Đông Bắc Bắc
Việt. Ngày 18-8, Carpentier đưa ra mệnh lệnh cho quân khu
biên thùy: “Bảo vệ tới cùng Cao Bằng và hệ thống phòng thủ
Đổng Đăng - Lạng Sơn. Các đồn từ Thâl Khê đến Tiên Yên chỉ
được rút khi bị tràn ngập”.
Hai tuần sau, Pignon từ Pháp sang. Đã có một cuộc họp tay
ba giữa Pignon, Carpentier và đại tá tham mưu ưưởng
Lennuyeux. Cuộc họp kết thúc bằng một quyết định: Triệt thoái
Cao Bằng. Alessandri nghỉ phép tại Pháp trở lại Đông Dương
nhận được quyết địrứì này đã cực lực phản đối, yêu cầu
Carpentier giữ lại Cao Bằng theo huấh thị ngày 18-8 vì Cao
Bằng là hệ thống phòng thủ kiên cố nhâl, rất khó đánh, nếu bỏ