Page 204 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 204
Chương 4: BLAIZOT... 209
để hà hơi tiếp sức cho Pháp. Sức mạnh của Pháp không vì thế
mà tăng lên như họ trông đợi. Ngược lại, lực lượng ta gồm ba
thứ quân ngày càng phát triển, ưang bị kỹ thuật cải tiến, sức
mạnh chiến đấu được nâng lên rõ rệt.
Ngày 10-3-1950 tại Thọ Xuân - Thanh Hóa, Đại đoàn 304
được thành lập, tiếp theo là Đại đoàn 312 ra mắt tại Kim Lăng -
Phú Thọ báo hiệu quy mô của những trận đánh lớn, những
chiến dịch dài ngày, những chiến cục diễn ra trong không gian
rộng lớn sẽ xuất hiện, vấn để giữ hay rút Cao Bằng đổi với
địch càng trở nên nóng bỏng. Vincent Auriol, Tổng thống
Pháp, chỉ thị không được bổ Cao Bằng nhiíng với Carpentier
lúc này vấn đề không phải là giữ hay bỏ mà là rút như thế nào.
Trong khi Pignon đi Paris, tại cuộc họp với các thành viên Hội
đồng Quốc phòng của Pháp tới Sài Gòn, Carpentier đã nói với
họ; “Riêng bảo vệ Móng Cái đã măt 6 tiểu đoàn cơ động, muốn
bảo vệ Cao Bằng phải mất 12 tiểu đoàn trong khi khả năng dự
trữ chỉ đáp líng tối đa 8 tiểu đoàn. Lực lừợng dù có 8 tiểu đoàn
đang bị căng ở khắp nơi, không thể không rút Cao Bằng - Đông
Khê”. Họ bàn đến kế hoạch rút Cao Bằng bằng đường không
hay đường bộ, theo đường số 3 hoặc đường số 4, đồng thời bàn
việc đánh chiếm Thái Nguyên khi rút Cao Bằng.
Đại tá Mariourt, chỉ huy lực lượng không quân, cho rằng
đường băng ở Cao Bằng có 900m râl khó tiếp nhận máy bay
Zunker 52 và Dakota hạ cất cánh. Việc chuyên chở 1 tiểu đoàn
lê dương, 1 tiểu đoàn Thổ và gia đình họ cùng mấy trăm nhà
buôn Việt Nam, Hoa kiều và lực lượng dân sư sẽ mất rất nhiều
thời gian, không che được mắt đôì phương và không thể giữ
được an toàn sân bãi. Theo đường số 3 thì quá xa, về tới Bắc
Kạn mất 140km toàn đường rừng rậm, rất dễ bị phục kích; theo
đường số 4 là đẹp nhâb vì giáp biên giới, không gặp quân đột