Page 209 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 209

214           VỂ  CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH  CHIẾN TRƯỜNG...



            kiến  chưa  nhất  trí  về  việc  chọn  điểm  chiến  dịch.  Cao  Bằng  ở
            vào  địa  thế phòng ngư khá  hiểm,  hai  con  sông  lượn  vòng ôm
            lấy thị xã, địch có tới 2.400 quân  (3 tiểu đoàn của 3*" REI, 1  tiểu

            đoàn  ngụy  và  3‘"  Tabor)  bố  phòng  vững  chắc.  Án  ngữ  trục
            đường số 4 từ Lạng Sơn lên qua thị xã Cao Bằng và đường số 3
            từ Cao Bằng đi Bắc  Kạn là một pháo đài quân sự do một kỹ sư

            công  binh  người  Đức  thiết  kế và  được  xây  dựng  từ cuối  năm
            1938  trong  suốt  5  năm  trên  một  diện  tích  rộng  9,87ha.  Mặt
            bằng  có  thể  sử  dụng  làm  sân  bay  dã  chiến;  tường  vách  pháo
            đài được xây bằng đá, chiều dài 1.350m nằm trên quả đồi phía

            nam  thị  xã,  phía  tây  giáp  đường  quốc  lộ,  có  sông  Bằng Giang
            bờ  cao  dốc  đứng  nước  chảy  xiết,  bên  kia  sông  là  sân  bay  Nà
            Cạn trống trải, sườn phía tây vách đật dựng đứng. Tây tây bắc

            có  sông  Hiến  chạy  dọc  theo  chân  đồi  về  hướng  bắc.  Vòng
            ngoài  có  các  lô  cốt,  hầm  trú  ẩn,  đài  quan  sát;  vòng  trong  có
            hầm ngầm,  địa  đạo,  kho  tàng.  Trên  pháo  đài  có  thể bố trí  các

            loại hỏa lực, pháo các cỡ.
                Thực  dân  Pháp  coi  pháo  đầi  Cao  Bằng  là  một trong những
            công  trình  quân  sự  phòng  thủ  kiên  cố  vào  bậc  nhâl  Đông

             Dương.  Đánh  vào  thị  xã  Cao  Bằng  với  lực  lượng của  địch  khá
            đông và  sự bố phòng như vậy, ta có thể bị  thương vong lớn và
            trận đánh có thể kéo dài ngày.
                Sau  khi  cân nhắc,  Bộ  Chỉ huy  chiến  dịch  quyết  định  đánh

            Đông  Khê, nằm giữa Cao  Bằng và Thâl Khê.  Đánh  Đông  Khê,
            địch  sỢ  Cao  Bằng bị  cô  lập  sẽ  phải  rút hoặc  phải  đưa  quân  từ
            Lạng  Sơn  qua  Thất  Khê  lên  ứng  cứu,  ta  sẽ  có  điều  kiện  diệt

            địch ngoài công  sự.  Ngày  16-9-1950,  đúng lúc Carpentier  phát
            lệnh chuẩn bị rút Cao Bằng, 14 khẩu sơn pháo của ta đồng loạt
            dội bão  lửa  vào Đông  Khê.  Trận đánh  Đông  Khê  lần  thứ nhẩt
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214