Page 201 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 201
206 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Giang, Nà Giàng thuộc Hà Quảng; Thủy Khẩu đối diện với Tà
Lùng - Phục Hòa, định dưa vào quân Pháp xuốhg Quảng Nữữi
để ra Đài Loan theo chân đạo quân Bạch Sùng Hy bỏ chạy ra
biển trước đó. Quân ta đã hât lộn chúng về Bình Nghi, diệt
hàng ngàn tên, bắt sống cả quân đoàn trưởng, sư đoàn trưởng
của chúng trao lại cho bạn bên kia biên giới cùng toàn bộ chiến
lợi phẩm thu đưỢc. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã lên án
Pháp làm trái công pháp quốc tế.
Biên thùy bât ổn, Chính phủ Pháp muốn quay trở lại kế
hoạch Revers chiếm Thái Nguyên và rút quân khỏi Cao Bằng.
Pignon đã triệu tập Hội đổng phòng thủ Đông Dương gồm
Carpentier, tướng Bodet, Ortoli, Tư lệnh các miền ưong đó có
Alessandri để hỏi ý kiến. Hội đồng quyết định không rút khỏi
Cao Bằng trước sự triệt thoái hỗn độn của Tưởng và chưa có
một đe dọa trực tiếp nào của Giải phóng quân Trung Quốc, chỉ
cho nới rộng phi trường Cao Bằng để phi cơ có thể hạ cánh
tiếp tế cho tỉĩứi lỵ, còn Đông Khê, Thâ"t Khê vẫn tiếp tế bằng
đường bộ mặc dù các đoàn xe từ Lạng Sơn mỗi lần đi về phải
mât 18 ngày.
Carpentier tỏ thái độ bi quan. Trong buổi gặp Tổng
thông Auriol vào tháng 12-1949, khi được hỏi về Việt Nam,
ông nói ngay:
- Không thể nào giải quyết được vì chúng ta không chiến
thắng về quân sự.
- Thế thì phải làm sao?
- Có thể giải quyết bằng chính ưị. Ta nên rút quân về các
căn cứ Hạ Long - Cam Ranh - Vũng Tàu theo thỏa ước Pau\
1. Thỏa ước Pau do Bảo Đại ký với Pháp năm 1950, trong đó “Pháp
chính thức công nhận quốc gia Việt Nam là một thành viên có chủ quyền
trong khối Liên hiệp Pháp”.