Page 132 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 132
136 VÊ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Trong thư Leclerc gửi Chính phủ Pháp, ông viết: “Từ tháng
10-1945 đến tháng 6-1946, trong chín tháng đoàn quân viễn
chinh đã tái chiếm được Đông Dương. Sau khi ký Hiệp định
ngày 6-3-1946, ta đã đưa được quân vào những địa điểm trọng
yếu nhưng tất cả các đồn lính này hầu như bị cầm tù không thể
ra ngoài được...”, ông khuyên Chính phủ Pháp: “Nên quên đi
những mặc cảm chủng tộc và hình ảrửì chế độ thuộc địa xưa,
cởi mở với người Đông Dương để tiến tới sự hợp tác Việt -
Pháp ngay thẳng”, song ông không có một nhận định đúng về
cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ông cho “đó chỉ là một thiểu
số phát triển được là rứiờ Nhật giúp đỡ củng cố quyền lực bằng
khủng bố không gớm tay và bằng một đường lối tuyên truyền
đại chúng rất khôn ngoan”, ông nói đến thương thuyết nhimg
thái độ dứt khoát của ông đối với vấn đề thương thuyết là phải
tôn trọng chủ quyền của Pháp.
Ngày 22-3-1946, Leclerc gửi thư cho các câp thuộc quyền từ
giã Hà Nội. Sang tháng 4-1946 ông ta xin từ chức. Valluy chính
thức đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh vào
tháng 7-1946.
*
* *
Đầu tháng 12-1946, các đảng phái chính trị Pháp lao vào
cuộc ữanh giành quyền lưc. Nhân lúc Bidaul từ chức, nội các
mới của Blum chưa ổn định, mâl phương hướng không nhận ra
thiện chí hòa bình của Việt Nam, d’Argenlieu và Valluy được
dịp lộng hành, ra sức bưng bít sư thật, phủ nhận thỏa ước tạm
thời ngày 6-3. Giữa lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bay sang
Pháp, ngày 1-6-1946 d’Argenlieu cho tách hẳn miền Nam khỏi
Việt Nam bằng việc thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị, và