Page 133 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 133
Chương 3: VALLUY JEAN ETIENNE 137
ngay sau đó ửiành lập Khối dân tộc thiểu số miền Nam Đông
Dương gổm Pleiku, Kon Tum, Liang Biang gọi là xứ Tây Kỳ,
đưa vùng cao nguyên ra khỏi quốc gia Việt Nam.
Phía biên giới Việt - Trung, chúng thúc Alessandri đưa 2
tiểu đoàn lưu vong từ Vân Nam tiến vào Bắc Lào, tràn sang
đánh chiếm Lai Châu, đóng giữ Điện Biên Phủ, cấu kết với
bọn thổ ty, lang đạo phản động, đưa tên Đèo Văn Long lên
cầm đầu bộ máy ngụy quyền tổ chức và chỉ huy quân ngụy
địa phương ra sức chống phá cách mạng, đàn áp nhân dân.
Sau Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 ở Bắc Lào, chúng đánh
chiếm vùng Xiêng Khoảng, kiểm soát dọc sông Mã, đánh
xuống Sơn La, Hát Lót, Mai Sơn, nhảy dù xuống Mộc Châu.
Cho tới ngày toàn quốc kháng chiến, hầu như chúng đã
chiếm toàn bộ vùng Tây Bắc, khép chặt biên giới Việt - Trung
hòng bao vây cô lập lực lượng cách mạng và quân đội ta, âm
mưu đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân vùng Tây Bắc,
chia rẽ dân tộc miền ngược với miền xuôi, tạo bàn đạp tấn
công xuống miền xuôi.
Chủ trương nhất quán của chúng là gia tăng hành động
khiêu khích và các hoạt động quân sự gắn với lật đổ chính
quyền do đối phương kiểm soát, khước từ thương lượng,
nhằm tạo sự đổ vỡ để bắt đầu cuộc chiến tranh, đặt Chính phủ
Pháp trước việc đã rồi. Thái độ thiếu thành thực của bọn
d’Argenlieu và Valluy đã gây nên một làn sóng công phẫn
trong nhân dân. Phong trào chống đối chúng đã biểu lộ quyết
liệt vào ngày 9-6-1946 - ngày Nam Bộ. Khi quân Pháp qua Bắc
Ninh lên Phủ Lạng Thương, trước thái độ ngạo mạn của chúng,
chĩa mũi súng liên thanh trên xe uy hiếp dân thường hai bên
đường phố, lực lượng bán vũ hang của địa phương đã bất bình
nã súng vào đoàn xe giết 12 tên, làm bị thương 21 tên.