Page 130 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 130

134          VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH  CHIẾN TRƯỜNG..



            vệ nền độc lập, các lưc lượng vũ trang ưong đó có Tiểu đoàn 90
           Vệ  quốc  đoàn,  công an xung phong,  các  đội tự vệ  vũ  trang các
            Khu  phố 10  (Đông  Khê),  Khu  12  (Lạc Viên)...  đã  sát cánh cùng
            nhân  dân  dựa  vào  chiến  lũy,  dùng  lựu  đạn,  súng  trường,  lưỡi
            lê, mã tấu đánh lui nhiều đợt tấn công của Pháp, bao vây địch ở

            nhà  ga,  đánh  trại  bảo  an  binh  ở  Lạch Tray,  giữ vững  mặt  trận
            trên  sông  Tam  Bạc,  gây  cho  chúng  nhiều  thương  vong.  Ngày
            25-11-1946,  400  lính  dù  được  không  vận  từ  Sài  Gòn  ra  Hải
            Phòng và đưỢc thả xuống sân bay Cát Bi.  Ngay trong đêm, Đại
            đội  trưởng  Bùi  Sinh  đã  chỉ  huy  đơn  vị  đánh  vào  sân  bay  phá
            hủy kho xăng và kho đạn của địch.

                Ngày  28-11,  các  lực  lượng  vũ  trang  Hải  Phòng  rút khỏi  nội
            thành  sau khi  tổ chức cho hàng vạn dân sơ tán đến nơi an toàn,
            lập phòng tuyến tại cầu Niệm, cầu Rào, An Dương bao vây ngăn
            chặn địch, chỉ để lại  một đại  đội  gồm vệ quốc đoàn, công an, cả
            những tay "anh chị’ trong lứa tuổi thanh niên mà dân Hải Phòng
            vẫn thường gọi là "bâu xấiĩ do Đại đội trưởng Phan Thái chỉ huy
            ở  lại,  hoạt  động  kìm  chân  địch.  Sư  kiện  Hải  Phòng  đã  có  tác

            dụng  như  một  cuộc  tổng  diễn  tập  thực  sự,  chuẩn  bị  cho  cuộc
            chiến đấu nhiều ngày ở Thủ đô Hà Nội xảy ra sau đó một tháng.
               Tại  Lạng  Sơn  ngày  20-11-1946,  lấy  cớ  truy  tìm  tội  ác  chiến
            tranh  của  Nhật,  đại  tá  Sizaire  chỉ  huy  Trung  đoàn  21  bộ  binh
            thuộc  địa  (21'" RIC)  đã  xua  quân vào  khu  vưc  kiểm  soát của  ta,
            phá  chướng  ngại  vật,  bắn  giết  gần  50  người.  Từ  sự  kiện  Hải

            Phòng cùng sự kiện Lạng Sơn, ngày 23-11-1946, Ban Thường vụ
            Trung  ương  Đảng  đã  khẳng  định;  "Địch  sẽ gây hâh  ở  Thủ  đô,
            chiến  tranh  trên cả nước là không ứánh khỏr.  Hành  động của
            Pháp khiến ngay cả đại sứ Mỹ Caffery ở Paris cũng tỏ ra không
            đồng tình.  Rõ ràng Valluy  là  kẻ  đã  châm ngòi cuộc chiến tranh
            xâm lược của Pháp ở miền Bắc Việt Nam năm 1946.
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135