Page 137 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 137
Chương 3: VALLƯY JEAN ETIENNE 141
liên, 1 đại liên, 4 khẩu 12,7mm, 1 khẩu pháo 25mm, 7 khẩu cao
xạ 75mm chuyển thành súng mặt đất bố trí ở pháo đài Láng,
Xuân La, Xuân Tảo, Thủ Khối (bắc sông Hồng), 1 khẩu bazôka
với 5 viên đạn, 2 súng cối 60mm, 1.000 trái lựu đạn, 100 chai
cháy, ngót 200 bom ba càng tự tạo. (Đây là loại vũ khí đặc hữu
xuất hiện ở Việt Nam được câu tạo theo nguyên lý đạn lõm như
đạn bazôka, B40, dạng hình phễu, đường kính 22cm, vành gang
gắn ba càng sắt, mỗi càng dài 12cm. Đáy phễu là bộ phận gây
nổ gồm hạt nổ, kim hoả, chốt an toàn. Bom được lắp vào một
cây gậy gỗ dài l,2m. Người đánh đứng cách xa mục tiêu 2 - 3m
mét, chếch 45° lao bom vào vị ữí đã chọn, sao cho ba càng cùng
chạm ưên mặt phăng của mục tiêu. Đánh bom phải là những
chiến sĩ mưu trí, dũng cảm dám đối mặt với địch, chấp nhận
sẵn sàng hy sinh. Khi đánh bom phải có lực lượng chế áp hỏa
lực của địch. Bom nổ gây áp lực rất lớn, hất cả người đánh bom
về phía sau nên phải có lực lượng cứu hộ, sẵn sàng đưa người
đánh bom về nơi an toàn).
Lương thực ta đã dự ưữ đủ cho 5.000 người ăn trong ba
tháng. Vấn đề đặt ra lúc này, như lời khuyên của F. Engels,
không phải là giở từ điển quân sự tra cứu xem có những từ về
chiến thuật nào thích hỢp, mà là phải đi sâu vào bản thân cuộc
chiến đấu, tìm hiểu mọi yếu tố phức tạp của nó, tìm cách đánh
như thế nào để có thể tiêu diệt một bộ phận sinh lưc địch và
kìm chân chúng, khiến cả nước có thời gian chuyển sang thời
chiến. Một sĩ quan Nhật đã chạy sang hàng ngũ ta đề xuất
phương án phòng ngự theo tuyến: tuyến thứ nhâ't là vành đai
một hiện nay, tuyến thứ hai và ba lùi ra phía ngoại thành. Đánh
theo kiểu trận địa chiến như vậy thì toàn bộ nội thành bị bỏ
trông cho địch, không mấy chốc lực lượng ta sẽ bị đánh bật ra
khỏi ngoại thành. Trong lúc địch và ta xen kẽ sẽ phát huy uy