Page 141 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 141
Chương 3:VAhU3Y JEAN ETIENNE 145
Nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã bị kiệt quệ
nhưng thực lực của chúng so với ta vẫn là một ười một vực.
Pháp là một nước rộng nhất Tây Âu với diện tích 551.695km^
gâ"p gần hai lần nước ta, dân số 53 triệu người, gâ"p đôi dân số
nước ta (khi đó dân số của ta là 23 triệu người), sản lượng gang
thép, dầu mỏ đã có hàng chuc triệu tấn, than đá 30 - 40 triệu
tấh. Tổng quân số của Pháp gồm 1,2 triệu quân, trang bị hiện
đại, có kinh nghiệm tác chiến trên các chiến trường. Sau khi De
Gaulle đích thân sang Mỹ tham vấn Truman (từ ngày 24-8 đến
ngày 1-9-1945), Pháp đã được Truman viện trợ 450 triệu đôla
để tái thiết với ân hạn 30 năm. Trước mắt De Gaulle được
nhận 240 triệu đôla. Truman còn hứa sẽ giúp đỡ phương tiện
vận tải biển cho đoàn quân viễn chinh Pháp.
Về phía ta, khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng vũ
trang chỉ có 5.000 người. Đầu năm 1946 phát triển lên 50.000
người, hình thành một số chi đội, trung đoàn nhimg ít cán bộ
nắm được khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự, kể cả những
người đã được đào tạo tại các trường của Tưởng hoặc các trường
của Pháp. Nhiều lắm thì cũng chỉ hiểu đại cương tính năng, tác
dụng một số trang bị vũ khí của địch để đánh và phòng tránh, ít
người hiểu được những khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực
quân sự... Những cán bộ được đào tạo và bổ túc khóa đầu trong
khoảng thời gian từ ngày 7-7-1946 đến ngày 30-8-1946 tại trường
bổ túc quân sự đầu tiên của Quân đội ta tại Tông (Sơn Tây) đã
được coi là nòng cốt. Khó tìm được người có năng lưc chỉ huy
ngang tầm cương vị phụ trách. Phương tiện thông tin liên lạc
ngoài đôi chân chạy bộ chỉ có cờ, đèn, kèn, pháo làm hiệu, rất khó