Page 116 - Văn Ôn Thi Đại Học
P. 116
Người xưa nhìn khói sỏng mơ màng trên sông lúc chiều tà
mà cảm thấy nhớ nhà đã đành, còn Huy Cận không thấy khói
sóng trên sông mà vẫn nhớ nhà da diết. Có nghĩa là niềm
thương nhớ quê hương của Huy Cận còn mãnh liệt, sâu sắc, cao
độ hơn, trở thành một tình cảm thường trực: sông càng vời rộng,
nỗi nhớ quê hương càng da diết cháy bỏng. Đây là tâm trạng
khá phổ biến của tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thòi bấy giò.
Nguyễn Tuân luôn luôn có cảm giác "ithiếu quê hương". Còn Tô
Hữu thì ''Sông giữa quê hương mà bơ vơ như kiếp đi đầy”.
Đoạn thơ trên chỉ có bốn câu nhưng đã diễn tả được một
cách thấm thìa và cảm động vẻ đẹp của quê hương cũng như nỗi
buồn nhớ quê hương da diết của thi nhân. Đó là một cách nhà
thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Tình yêu ấy
cũng thấm "nỗi buồn sông núi". Với ý nghĩa đó, cùng với bài thơ
"Tràng Giang", đoạn thơ trên xứng đáng là bài thơ "ca hát non
sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc"
(Xuân Diệu).
Kết bài:
Tóm lại, "Tràng Gừing" là một bức tranh tuyệt tác về phong
cảnh sông nước, trời mây. Bức 'tranh vừa cổ kính muôn thuở,
vừa có những nét thật gần gũi, thân thiết của quê hương Việt
Nam. Từ bức tranh toát lên một nỗi buồn mênh mang, âm thầm
mà da diết. Đó là nỗi "buồn nhân thế”, "buồn sông núi". Với ý
nghĩa ấy, "Tràng Giang" xứng đáng "Zd một bài thơ ca non sông
đất nưâc", do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc"
(Xuân Diệu).
115