Page 73 - Văn Khấn Cổ Truyền Của Người Việt
P. 73
pháo giòn giã. ở tại nhà suôt ngày hôm ấy, các ngư dân mời mọc
nhau, kế cả khách từ xa đến, cùng nhau ăn uông vui chơi, trò chuyện
thân tình.
Theo truyền thuyết của dân chài, thì tín ngưỡng thồ cá ông bắt
nguồn từ chuyện một chàng sĩ tử bị thầy đồ rút gươm chém đầu và
hoá thành cá voi (cá ông), suốt bốn mùa bơi trên biển để cứu người bị
nạn. Một truyền thuyết khác kê về việc Nguyễn Ánh (sau này là vua
Gia Long) trong quãng đời bôn tẩu của mình, đưỢc cá Ong cứu sông
trong một lần thuyền sắp bị đắm, lúc đang bị quân Tây Sơn rượt đuổi
trên biến (rất giông truyền thuyết phố biến ở Vàm Láng thuộc xã
Vàm Láng, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Dạng truyền thuyết
này cũng khá phổ biến ở cấc tỉnh Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tiền Giang, Bến Tre... những nơi đã từng lưu dấu chân của Nguyễn
Ánh hoặc như truyền thuyết ơ Bình Thuận kể rằng, vua Gia Long
trong một lần ngự thuyền rồng ở Huế, chẳng may thuyền gặp phong
ba, trôi dạt vào đến tận Bình Thuận. Vua được cá Ong cứu, đưa
thuyền vào bờ, nhưng cá thì kiệt sức mà chết. Riêng ở thôn Quảng
Hội (xã vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) lại có truyền
thuyết liên quan đến Quan Công và cá ông. Một con phượng hoàng
đẻ ra hai trứng, một trứng rơi xuôRg biển đông hoá thành ông Nam
Hải (cá Ong) và trứng kia rơi trên đất liền, được một vỊ hoà thượng
ấp trong đại hồng chung, sau 100 ngày nở ra Quan Thánh, vị này bị
dẹp sau ót do chui ra từ trong chuông.
Còn sự tích nhà Phật kế rằng: Một hôm Phật Bà Quan Âm tuần
du trên biển, thấy dân lành đói khổ, thường xuyên phải ra biển kiếm
ăn trong điều kiện mưa gió bão bùng, tính mạng có lúc bị đe doạ...
Động lòng thương, Phật Bà đã xé vụn chiếc áo cà sa của mình, quăng
xuông biển, biến thành vô vàn con cá voi. Cùng với bộ xương voi và
"phép thâu đường" (phép rút ngắn đường đi) đã đưỢc Phật Bà ban
cho, cá voi làm nhiệm vụ cứu người giữa bão tô. Trong thần thoại
Chăm, cá voi vốn là hoá thân của vị thần Cha-Aih-Va. Vì nôn nóng
trở về xứ sở sau thời gian rèn luyện phép thuật, Cha-Aih-Va đã cãi
lời thầy tự ý biến thành cá voi, ra sông lớn mà đi và sau đó bị trừng
phạt. Cha-Aih-Va đổi tên và tự xưng là Po Riyah (thần Sóng Biển),
cũng có lúc hoá thân thành thiên nga, trở thành ân nhân của những
người bị đắm thuyền. Cũng theo thần thoại này (Bài ca Patan
Gahlau), có một thời gian dài, vua cá voi sống ở Lào và người ta đã
lập những ngôi đền ở đây để thờ phụng thần hộ mệnh và trong dòng
74
r-.