Page 68 - Văn Khấn Cổ Truyền Của Người Việt
P. 68
trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thòi
gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban
rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thò ỏ hậu cung đình làng.
Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho
dân làng.
- Thò Thánh Mẫu (đạo Mẫu) là một trong những tín ngưỡng dân
gian của người Việt. Tín ngưỡng này có từ rất xa xưa khi người Việt
thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này đưỢc kết hỢp lại
trong khái ni^m Thánh Mẫu. Theo thòi gian, khái niệm Thánh Mẫu
đưỢc mở rộng bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những
người phụ nữ có thật trong lịch sử với vai trò người bảo hộ, giúp đỡ,
che chở hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng,
tôn thò và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các
hiện thân của Thánh Mẫu. Các vỊ thần trong tín ngưỡng Thánh Mẫu
phản ánh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa
con người. Tục thò Mẫu và Tam tòa Thánh Mẫu có quan hệ mật thiết
với tục thồ Nữ thần. Tín ngưởng thò Mẫu dựa trên một hệ thông vũ
trụ luận nguyên sơ, thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn, dân tộc,
lòng yêu nước đã được thiêng liêng hóa mà Mẫu là biểu tưỢng cao
nhất.
Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất và hóa thân thành
Tam vị, Tứ vị cai quản các cõi các miền khác nhau của vũ trụ như
Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Thượng Ngàn. Trong
hệ thống thò Mẫu, cao nhất là Mẫu Thượng Thiên (ngồi giữa, áo đỏ)
sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, gió, sấm, chớp... Mẫu
Liễu Hạnh xuất hiện vào khoảng đòi Hậu Lê nhưng nhanh chóng trỏ
thành vị thần chủ và được tôn vinh với tư cách là Mẫu Thượng
Thiên, được thò ở vị trí trung tâm, trang phục màu đỏ. Mẫu Thượng
Ngàn (bên trái, áo xanh) là hóa thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi
miền rừng núi. Mẫu Thoải (bên phải, áo trắng) là vị Thánh trị vì
vùng sông nưỏc. Mẫu Địa là vị thánh trông coi đất đai. Kế đến là
năm vị Quan lớn, mười hai vị Thánh bà, mười vị Thủy tế (các ông
Hoàng), các Cô, các Cậu, năm quan Ngũ hổ trấn thủ 5 phương... mỗi
vị đều có vị trí, vai trò, chức phận khác nhau. Nghi lễ phổ biến nhất
trong tín ngưỡng Thánh Mau là hầu đồng. Trong nghi lễ này, người
ta tin rằng các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, và nghe những lời
:ầu nguyện của người dự lễ. Các điệu múa linh thiêng (giá đồng) là
một phần quan trọng của nghi lễ. Có giá các Quan lớn, giá Thánh bà,
69