Page 276 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 276

Trước đó, tôi đã từng có cảm giác này khi thăm các kim tự tháp 5.000 năm tuổi.
               Chúng tôi đến đây để tham dự một cuộc hội thảo quy tụ các nhà nghiên cứu từ các

               nước đang phát triển nghiên cứu về sự giàu có và đói nghèo của các quốc gia. Bản
               thân Cairo đã đặt ra cho chúng tôi một câu hỏi lớn: tại sao Ai Cập lại vẫn nghèo đến

               vậy sau bao nhiêu công trình kỳ vĩ, có tuổi đời đến cả ngàn năm? Tại sao một cuộc

               cách mạng công nghiệp không xảy ra dưới thời các Pharaoh? Một vài phân tích nho
               nhỏ cũng cho ta câu trả lời: phân phối thu nhập. Các Pharaoh có mọi thứ, trong khi số
               đông bị áp bức không có gì cả. Các quý tộc giàu có đã tạo nên những đài tưởng niệm

               tuyệt vời cho bản thân họ từ sức lao động của số đông. Cũng giống như trong các xã

               hội độc tài chính trị, những quý tộc Ai Cập giàu có lựa chọn cách để cho đông đảo
               dân chúng nghèo khó và thất học. Nhờ đó, sự thịnh vượng cho một số ít người có thể

               kéo dài hàng thiên niên kỷ, nhưng sự thịnh vượng của nhiều người vẫn còn mờ mịt ở
               Cairo ngày hôm nay.

               Chuyển đoạn: Bạo lực hàng thế kỷ
               Tonio, 38 tuổi, đang sinh sống tại làng Tulungatung, Mindanao ở Philippines. Làng

               này nằm trên bờ biển với những căn nhà được trang trí bằng những giàn hoa giấy.
               Trong làng không hề có điện hay đường rải nhựa, và trong mùa mưa mọi thứ đều vấy

               bùn. Các ngọn đồi trước đây đầy cây gụ, nhưng nền canh tác nương rẫy chỉ để lại
               những khoảng trống trơ trụi trong rừng. Tonio trồng lúa trên 2,5 acre thuê của một

               giáo viên ở thành phố lớn. Vợ anh, Maria Elena, dạy tại trường làng. Trả tô cho người
               chủ đất vắng mặt và nuôi ba đứa con đã ngốn gần hết sản lượng thóc của Tonio.

               Sản lượng thóc của Tonio không những không đáp ứng đủ nhu cầu mà còn rất bấp
               bênh qua các năm. Trong vụ mùa đầu tiên, anh sử dụng “giống lúa thần kỳ” và thu

               hoạch được sáu tấn trên mảnh ruộng đi thuê đó. Nhưng giống lúa mới này lại không
               chịu được sâu bệnh và Tonio không có tiền mua thuốc trừ sâu. Trong những năm sau,

               sâu bọ và châu chấu đã làm giảm sản lượng xuống còn ba tấn rưỡi. Sau đó chính phủ
               thi hành một chương trình tín dụng hỗ trợ mua hạt giống, thuốc trừ sâu và phân bón.

               Tonio vay 172 đô-la để mua hạt giống “thần kỳ”, thuốc trừ sâu và phân bón. Một lần

               nữa, anh thu được sáu tấn và hưởng lợi do giá gạo tăng 50%. Anh ta đã có thể trả
               được nợ, mua một chiếc máy đập lúa, ba con lợn, và cưới Maria Elena. Nhưng vận
               may của anh diễn ra ngắn ngủi. Giá phân bón và thuốc trừ sâu chẳng mấy chốc tăng

               nhanh hơn giá gạo, và Tonio bắt buộc phải hạn chế sử dụng chúng. Một lần nữa, sản


                                                            276
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281