Page 281 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 281
hơn một thế kỷ. Sự quản lý tập trung của nhà nước trong hệ thống tưới tiêu này dẫn
tới sự thiếu hụt ngân sách sửa chữa, bảo dưỡng và tu bổ định kỳ. Kết quả chỉ có 35%
lượng nước hút lên từ các kênh đến được nơi sử dụng cuối cùng. Sự đầu tư không
đồng đều dẫn đến tình trạng thất thoát nước, tăng độ mặn của đất, giảm diện tích đất
canh tác. Giá thành nước thấp, dẫn tới sự thiếu hụt chi phí cho sửa chữa. Sự chênh
lệch giữa yêu cầu chi phí cho sửa chữa và vận hành với chi tiêu thực tế là 30-40%.
Các chủ đất giàu được đảm bảo có đầy đủ nước, trong khi các nông dân nghèo thường
chỉ có đủ nước để tưới tiêu cho một phần ruộng.
Các quan chức chính phủ mà chúng tôi đã gặp đều có vẻ có thiện ý. Thần dược cho
chính quyền là xóa bỏ sự tập trung hóa: để các nhà quản lý chính sách công tại địa
phương tự quyết định số tiền cần thiết phải chi cho việc phát triển các dịch vụ công;
để người dân được tự do bầu chọn người sẽ lãnh đạo mình, để từ đó có sự đánh giá
dân chủ cho các hoạt động của họ. Đây chắc chắn là một bước tiến so với sự tập trung
hóa toàn bộ, sự quan liêu từ trên xuống đang từng bước quản lý hơn 4.000 dự án như
“cầu qua kênh gần làng Abbianwala Nankana Sahib”. Có thể các động cơ thúc đẩy sẽ
được phát triển với sự phi tập trung hóa. Bản thân sự phi tập trung hóa cũng không
phải là thần dược khi thiếu sự cải tổ cơ bản đối với các dịch vụ công và hệ thống sở
hữu đất đai nửa phong kiến. Các quan chức đầy mưu mẹo có thể tổ chức các buổi
triển lãm có sự tham gia của địa phương trong khi vẫn giữ nguyên các đặc quyền của
mình. Các chủ sở hữu đất đai phong kiến giàu có có thể giành được ủng hộ của chính
quyền địa phương bằng các thủ đoạn vượt trội so với các nông dân nghèo. Một lần
nữa, thật là khó khăn để có một động lực đúng đắn tạo ra sự phát triển.
Tôi đã được mời tham quan một trường trung học nữ tại quận Sheikhupura cạnh
Lahore. Trường nằm trong một khu nhà ở cuối con đường đất bụi bặm. Khi chúng tôi
đến, các em học sinh tặng mỗi người một bó hoa. Các nữ sinh lớn hơn đứng thành hai
hàng, mỗi em cầm một tờ giấy có gắn các bông hoa đủ màu sắc. Khi chúng tôi đi giữa
hai hàng này, các em vui vẻ tung những bông hoa này lên chúng tôi. Khi chúng tôi
bước vào, tham quan từng lớp, các em bé ngồi im lặng. Mỗi phòng học được chia
thành hai lớp khác nhau. Phòng học thiếu đến độ có khi các lớp bé phải học ở bên
ngoài. Các em không có sách học, không có vở và bút chì. Lớp trưởng nói với chúng
tôi rằng bố mẹ của các em chỉ có thể mua sách và vở cho các em khi họ được trả
lương vào cuối tháng. Và đây là một trường của quận được lựa chọn để giới thiệu cho
281