Page 283 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 283

suy yếu động lực cải cách của một nhà nước bằng việc giúp đỡ các nhà nước bảo thủ.
               Các chính phủ được điều hành bởi các bè phái có động cơ xấu trong việc trợ cấp cho

               người nghèo và cung cấp các chương trình sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, thông tin,
               giao thông công cộng,... – tất cả những yêu cầu thiết yếu cho chất lượng cuộc sống.

               Đề xuất các giải pháp bao giờ cũng khó hơn là chỉ ra các khó khăn. Con đường đi tới

               sẽ tạo động lực phát triển cho bộ ba – nhà nước, các nhà viện trợ và các cá nhân.
               Đầu tiên là nhà nước. Nhà nước trong mỗi dân tộc có động lực để tạo ra sự phát triển
               kinh tế tư nhân, hay có động lực để ăn cắp – và do đó, ngăn cản kinh tế tư nhân?

               Trong một xã hội phân cực và không dân chủ, nơi các nhóm lợi ích của các giai cấp,

               hoặc các tôn giáo đang tham gia một cuộc cạnh tranh xấu xa vì bổng lộc phi pháp, câu
               trả lời có lẽ sẽ là vế thứ hai. Có thể đây không hẳn là một hành động tham nhũng: giữ

               mức lãi suất thấp hơn mức lạm phát là một hình thức ăn cắp tiền tiết kiệm của dân
               chúng; hay giữ tỷ giá trao đổi ngoại tệ trên thị trường chợ đen cao hơn tỷ giá trao đổi

               chính thức là một hình thức ăn cắp lợi nhuận của các nhà xuất khẩu. Trong một xã hội
               dân chủ với hiến pháp bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiểu số, bảo vệ quyền sở hữu

               tư nhân và tự do của kinh tế cá thể, chính phủ sẽ có động lực đúng đắn để phát triển
               kinh tế tư nhân. Chúng ta có thể hình dung ra một thế giới trong đó các chính phủ

               không hành động như những tên trộm, mà xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhân dân như
               bệnh viện, trường học, hệ thống đường sá, điện và dịch vụ viễn thông rộng khắp – và

               trợ giúp cho mỗi người nghèo trong xã hội.
               Thứ hai là các nhà viện trợ. Liệu các nhà viện trợ có tìm cách trợ giúp hết số ngân

               sách định mức chỉ để bảo vệ ngân sách của họ năm sau? IMF và WB cho Mobutus
               vay hay cho những chính phủ có nỗ lực xây dựng các hạ tầng cơ sở cho nhân dân và

               trợ giúp người nghèo vay? Nếu như hai tổ chức này và các tổ chức tài trợ khác được
               tự do hành động, có lẽ họ sẽ trở lại các chính sách quan liêu khi xác định các khoản

               vay. Các dự án cho vay sẽ được khuyến khích hơn các dự án xóa đói, giảm nghèo ở
               các nước. Giải pháp là tạo ra một “cuộc cạnh tranh viện trợ” công khai và rõ ràng,

               trong đó mỗi quốc gia ganh đua về các khoản vay từ một chuẩn mực chung trên cơ sở

               những ghi nhận về hoạt động của họ và mục đích đặt ra. Chúng ta có thể hình dung ra
               một thế giới trong đó các nhà viện trợ quốc tế không cung cấp các khoản tài trợ chỉ
               nhằm mục đích đáp ứng ngân sách giúp đỡ năm sau, mà cung cấp các khoản tài trợ ở

               những nơi mà nó sẽ giúp đỡ những người nghèo khổ nhất.


                                                            283
   278   279   280   281   282   283   284