Page 163 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 163
đất nước đang nằm ngấp nghé trên ngưỡng nghèo khổ rơi vào cái bẫy này. Bạn sẽ
không đầu tư nếu như bạn nghĩ rằng không có ai khác đang đầu tư. Việc một nền kinh
tế trở nên giàu có hay nghèo đi phụ thuộc vào kỳ vọng của tất cả mọi người.
Kỳ vọng có thể là nguồn gốc đưa lại sự mất ổn định về tỷ lệ tăng trưởng như chúng ta
thấy trên thực tế. Một cú sốc riêng lẻ đối với hệ thống có thể làm thay đổi kỳ vọng
ngay lập tức. Bạn dự đoán những người khác sẽ ngừng đầu tư, do đó, bạn cũng ngừng
đầu tư. Câu chuyện về kỳ vọng có thể giải thích sự sụp đổ tăng trưởng của châu Mỹ
La tinh sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982, sự sụp đổ của Mexico năm 1995 và
khủng hoảng kinh tế ở Đông Á năm 1997-1998. Tăng trưởng thay đổi mạnh mẽ có thể
được giải thích bằng những thay đối trong các nhân tố nền tảng mà nguyên nhân là vì
kỳ vọng đã thay đổi đột ngột.
Ví dụ về những cái bẫy trong câu chuyện về hiệu suất tăng dần cho thấy nghèo khổ là
một thất bại trong sự phối hợp. Nếu như mọi người có thể thỏa thuận trước với nhau
là họ sẽ tiến hành đầu tư cho tới khi họ đạt một mức kỹ năng cao hơn ngưỡng nghèo
khổ thì khi đó họ sẽ thoát ra khỏi cái bẫy nghèo khổ. Một điều không may là thị
trường không tự động đưa đến sự phối hợp này và vì thế sự nghèo khổ vẫn tiếp tục tồn
tại.
Các chính sách của chính phủ và những cái bẫy
Làm thế nào để chính sách của chính phủ có thể tác dụng khuyến khích trong thế giới
của sự lan truyền, kết hợp và bẫy? Trước hết, chúng ta cần nhận thấy, sự can thiệp của
chính phủ có thể là cần thiết để đưa nền kinh tế ra khỏi một cái bẫy. Nếu như tồn tại
một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tối thiểu nào đó thì lượng tri thức ít có thể làm cho
tỷ lệ lợi nhuận trở nên quá thấp và khu vực kinh tế tư nhân sẽ không tiến hành đầu tư.
Lúc này, khu vực kinh tế nhà nước có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi bẫy bằng cách
trợ cấp đầu tư vào tri thức mới.
Thứ hai, hãy cẩn thận với cách thức tác động tới các động cơ từ sự can thiệp của phía
chính phủ. Đầu tư công cộng khổng lồ được tài trợ bằng cách đánh thuế nặng nề vào
khối đầu tư tư nhân sẽ không đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy. Nếu như nguyên nhân
của cái bẫy là do tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tư nhân thấp thì việc hạ thấp nó hơn nữa
không phải là một hành động khôn ngoan. Điều đó cũng giống như việc nhà nước một
tay cho và một tay lấy.
Các chính sách tồi tệ của chính phủ cũng có thể là nguyên nhân của những cái bẫy đói
163