Page 165 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 165

các chương trình của chính phủ không hoàn toàn quyết định được số phận của người
               nghèo. Ngay cả khi biết được các nhân tố cơ bản như mức độ chính trực, tiết kiệm và

               siêng năng của một nhóm cư dân và ngay cả khi một chính phủ khôn ngoan tạo ra mọi
               khuyến khích cho sự thành công của nhóm này thì chúng ta vẫn không thể biết tương

               lai kinh tế của nhóm đó sẽ ra sao. Điều này phụ thuộc vào tình trạng tri thức, kỹ năng

               ban đầu và vào các dự kiến, và tất cả những yếu tố này đều rất khó đo lường.
               Chương này đã phác ra một triển vọng khá ảm đạm cho người nghèo – những người
               hiện đang bị mắc kẹt trong các vòng tròn tiêu cực. Chương tiếp theo sẽ xem xét một

               số khía cạnh khác của công nghệ, cho phép chúng ta hy vọng nhiều hơn, ít nhất là đối

               với một số khu vực và quốc gia lạc hậu.
               Chuyển đoạn: Chiến tranh và hoài niệm

               Jade là một phụ nữ sinh trưởng ở Nae-Chan, một ngôi làng có 240 người nằm cách
               Seoul, Hàn Quốc 50 dặm về hướng đông bắc. Jade sinh năm 1958, sau tôi một năm.

               Từ khi cô sinh ra cho đến nay, thu nhập bình quân của người Hàn Quốc đã tăng hơn
               tám lần. Từ khi tôi sinh ra cho đến nay, thu nhập của người Mỹ tăng chưa đến hai lần.

               Những người già ở Nae-Chon thường nhìn lại thời trẻ với cảm giác pha lẫn giữa nuối
               tiếc và nhẹ nhõm. Mẹ của Jade, bà Kwang nhớ lại, khi bà chuyển đến Nae-Chon đầu

               những năm 1950, nơi đây không có một cửa hàng nào; người dân trong làng phải đi
               bộ từ ba đến bốn tiếng tới Suwon để mua đường, muối hay dầu hỏa. Mọi người phải

               gánh rất nhiều củi để đem bán ở Suwon.
               Bà Kwang thường phải mang quần áo ra sông giặt: “Tôi phải dậy từ ba giờ sáng. Lúc

               nào, cũng có quá nhiều việc để làm.” Bà Kwang nói. “Nhưng quần áo ngày xưa thì
               thật thoải mái,” bà thở dài.

               “Những người nghèo nhất phải ăn cả vỏ cây hay các loại cỏ mà họ tìm thấy vào mùa
               xuân. Năm nào nạn đói cũng xảy ra trước vụ thu hoạch.”Bà Yu xen vào.

               Câu chuyện trở nên trầm lặng hơn khi mọi người nhớ tới cuộc chiến tranh. Chồng của
               bà Kwang làm lao động khổ sai ở một mỏ than miền Bắc và trở về với sức khoẻ suy

               sụp. Trong cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc, tất cả mọi người đều cố tìm cách

               chạy về phía nam, vượt qua những xác chết nằm rải rác trên đường.
               Cha của Jade có bằng luật, nhưng 20 năm chiến tranh đã khiến ông không có cơ hội
               tạo dựng vị thế trong nghề nghiệp. Ông quay trở về với nghề nông và đặt hy vọng vào

               con cái. Ông nuôi Jade học Đại học Seoul. Cô tốt nghiệp, lấy chồng và sang sống ở


                                                            165
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170