Page 162 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 162
cũng có thể là một “xã hội” phù hợp. Mức độ hình thành cái bẫy nghèo khổ phụ thuộc
vào hình thức xã hội phù hợp, nơi xảy ra sự lan truyền và kết hợp. Nếu như các thành
viên của khu dân cư (hay hộ gia đình) chỉ kết hợp với nhau (vì các lý do phi kinh tế),
thì khi đó khu dân cư (hộ gia đình) cũng là “xã hội” đối với cá nhân đó. Ở một thái
cực khác, nếu như nền kinh tế toàn cầu được rộng mở tới ít ra là một số cá nhân và
công ty thì cả thế giới cũng là một xã hội phù hợp cho các cá nhân và công ty đó.
Không may, người nghèo thường có xu hướng gặp phải một xã hội hạn chế do họ
không được đào tạo, không có máy tính cá nhân và các mối liên hệ giúp họ có thể tiếp
cận với nguồn tri thức toàn cầu.
Ở Malawi, có một câu ngạn ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Ở Kok Yangak, Cộng
hòa Kyrgyz, khi được hỏi, mọi người trả lời: “Người giàu và người nghèo không thích
nhau và không có liên hệ với nhau”. Và ở Foua, Ai Cập, mọi người được nhóm lại
theo những phân loại kinh tế xã hội… người giàu tham gia các hoạt động xã hội của
người giàu, còn người nghèo tham gia các hoạt động của người nghèo”.
Sự lan truyền, kết hợp và những cái bẫy giải thích tại sao sự nghèo khổ tột cùng vẫn
tồn tại dai dẳng trong khi mọi người phản ứng trước các khích lệ. Sự chênh lệch thu
nhập được giải thích không chỉ bằng nỗ lực của cá nhân trong việc tích luỹ vốn vật
chất và vốn con người, mà còn bằng sự khác biệt về tri thức và cơ hội kết hợp giữa
các quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia và giữa các nhóm dân tộc. Người
nghèo có ít động cơ để nâng cao kỹ năng và tri thức của mình do sự lan truyền và kết
hợp từ phía những người nghèo khác.
Bạn nhận được điều bạn kỳ vọng từ những cái bẫy
Đặc điểm chung của những cái bẫy là kỳ vọng đóng vai trò quan trọng. Những kỳ
vọng lớn có thể giúp bạn thoát khỏi cái bẫy nghèo khổ.
Giả sử một nước nghèo ở dưới ngưỡng bẫy nghèo khổ. Lợi nhuận trên vốn đầu tư vào
tri thức, giáo dục và máy móc hiện tại quá thấp để mang lại giá trị cho vụ đầu tư ấy,
và do đó quốc gia này sẽ tiếp tục bị kìm hãm trong cái bẫy nghèo khổ. Nhưng bây giờ
giả sử bạn kỳ vọng những người khác sẽ đầu tư để có được các kỹ năng, tri thức và
máy móc. Tất cả mọi người đều có chung kỳ vọng như vậy. Giờ đây việc bạn tiến
hành đầu tư trở nên có giá trị bởi vì kết quả đầu tư này sẽ được kết hợp với các kỹ
năng cao do đầu tư của những người khác tạo ra. Do vậy, kỳ vọng lớn có tác dụng đủ
để đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy nghèo khổ. Ngược lại, kỳ vọng thấp có thể đẩy một
162