Page 158 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 158

để được đào tạo vì lý do tương tự như câu chuyện cho các quốc gia: khả năng một
               người thuộc nhóm màu xanh tìm kiếm một người có kỹ năng tương tự sẽ thấp. Nếu

               như không có ai có kỹ năng tương tự để kết hợp thì lợi nhuận cho việc có được kỹ
               năng là thấp. Mỗi người trong nhóm xanh sẽ tính toán như vậy và ngần ngại trong

               việc tiếp nhận các kỹ năng mới, và do đó có thể dự kiến là sẽ không có nhiều người

               trong nhóm xanh thu nhận các kỹ năng mới.
               Tất nhiên, khi đề cập tới câu chuyện về nhóm tía và nhóm xanh, tôi muốn nói tới sự
               khác biệt thu nhập ở Mỹ giữa người da đen và người da trắng. Người da đen có thu

               nhập thấp hơn 41% so với người da trắng. Đây không phải là sự khác biệt duy nhất

               giữa các dân tộc ở Mỹ. Người bản xứ ở Mỹ có thu nhập thấp hơn người da trắng 36%.
               Người gốc Tây Ban Nha có thu nhập thấp hơn 31% và người gốc châu Á có thu nhập

               cao hơn 16% so với người da trắng. Sự khác biệt về bất động sản giữa các sắc tộc ở
               Mỹ còn sâu sắc hơn. George Borjas nhận thấy những người có ông bà di cư từ Áo có

               thu nhập cao hơn 25% so với những người có ông bà di cư từ Bỉ. Chênh lệch thu nhập
               ban đầu này đã kéo dài cho đến hai thế hệ. Tương tự, ngay cả trong cộng đồng người

               Mỹ bản xứ mà đa phần là nghèo cũng tồn tại sự khác biệt giữa các dân tộc. Người dân
               tộc Iroquois có thu nhập hộ gia đình trung bình cao gần gấp hai người thuộc dân tộc

               Sloux.
               Những sự khác biệt về dân tộc ở Mỹ còn bao gồm cả trong tôn giáo. Người theo Tân

               giáo (Episcopalians) có thu nhập cao hơn 31% so với người theo Hội Giáo lý
               (Methodists). Bốn mươi phần trăm trong số 160 người giàu nhất nước Mỹ là người

               Do Thái, mặc dù chỉ có 2% dân số Mỹ là người Do Thái.
               Đó là các ví dụ rõ ràng về những cái bẫy nghèo khổ có yếu tố dân tộc – địa lý giữa các

               nước. Gần như tất cả các nước đều có các khu vực nghèo triền miên, như vùng miền
               Nam nước Ý, miền đông bắc Brazil, vùng Baluchiastan ở Pakistan hay vùng Chiapas

               ở Mexico. Hầu hết các vùng này đều có lịch sử nghèo khổ từ rất lâu. Nhà lịch sử kinh
               tế người Brazil Celso Furtado đã đánh dấu số phận tồi tệ của miền đông bắc Brazil

               được bắt đầu kể từ khi giá đường sụt giảm vào thế kỷ XVI.

               Ở Mỹ, có năm khu vực nghèo khổ là: (1) người da đen sống ở các thành phố lớn, (2)
               người da đen sống ở nông thôn lưu vực sông Missisippi, (3) người bản xứ Mỹ ở miền
               Tây, (4) người gốc Tây Ban Nha ở vùng Tây Nam, và (5) người da trắng ở vùng Đông

               Nam Kentucky (Hình 8.1 chỉ ra các bẫy nghèo khổ ở nông thôn; khu vực nội đô diện


                                                            158
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163