Page 156 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 156
trạng tri thức nói chung của quốc gia. Những người được đào tạo trong một xã hội có
rất ít tri thức sẽ không được hưởng nhiều lợi ích như những người sống trong xã hội
có nhiều tri thức. Thậm chí, ngay cả khi có sự lan truyền tri thức, thì giá trị của việc
được đào tạo sẽ thấp hơn nhiều trong trường hợp xã hội không có nhiều tri thức để lan
truyền. Trong một xã hội tri thức thấp, cho dù các công nhân có đến trường, thì quốc
gia đó vẫn sẽ tiếp tục nghèo khổ (hãy nhớ lại, sự bùng nổ giáo dục đã không tạo ra
được cú đột phá tăng trưởng nào mà chúng ta đã thảo luận trong Chương 4).
Giống như các câu chuyện khác về hiệu suất tăng dần, hiện tượng kết hợp làm tăng
khả năng một nước nghèo sẽ không thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ chỉ bởi vì xuất phát
điểm thấp. Rõ ràng, có sự tồn tại những vòng tròn tiêu cực trong giáo dục. Nếu một
quốc gia khởi đầu với những kỹ năng cao, quốc gia đó sẽ ngày càng nhận được nhiều
kỹ năng hơn. Ngược lại, nếu xuất phát điểm với rất ít kỹ năng, nó sẽ tiếp tục giẫm
chân tại chỗ. Nhìn nhận ở góc độ toàn cầu thì trình độ kỹ năng của một người không
phản ánh được bản chất của người đó. Kỹ năng cao hay thấp không phản ánh sự tốt
đẹp hay xấu xa của cá nhân đó. Nó chỉ phản ánh điểm khởi đầu của các quốc gia. Một
lần nữa, nguy cơ một quốc gia bị kìm hãm trong vòng tròn tiêu cực lại xuất hiện.
Người chặt cây, kẻ lấy nước
Xét trên phạm vi toàn cầu, không có gì là tự nhiên trong xu hướng phân công quốc tế.
Các nước nghèo ít kỹ năng sẽ sản xuất nguyên vật liệu thô. Các nước giàu nhiều kỹ
năng sẽ sản xuất hàng hóa tinh chế hay cao cấp.
Giả sử bạn là một nhà kinh doanh sở hữu trong tay một lực lượng lao động kỹ năng
thấp và bạn đang phải quyết định sẽ sản xuất gì. Một đặc điểm của lao động kỹ năng
thấp là họ dễ mắc lỗi và vì thế, dễ làm hỏng sản phẩm. Vậy, để những người này làm
việc trên một sản phẩm đã trải qua rất nhiều giai đoạn chế biến đắt tiền – chẳng hạn
như vải lanh chất lượng cao – sẽ có lợi hơn hay là để họ làm việc trên những sản
phẩm chưa qua nhiều công đoạn chế biến như trồng cây lanh sẽ có lợi hơn? Nếu xác
suất làm hỏng sản phẩm trong cả hai trường hợp là như nhau thì rủi ro khi làm hỏng
một sản phẩm có giá trị thấp và chưa qua chế biến (cây lanh) có thấp hơn rủi ro khi
làm hỏng một sản phẩm có giá trị cao, đã qua nhiều công đoạn chế biến (vải lanh).
Vì vậy, các nước nghèo nhất, với kỹ năng thấp, sẽ chủ yếu sản xuất nguyên liệu thô và
các nước giàu nhất, với kỹ năng cao nhất, sẽ chủ yếu sản xuất hàng chế biến. Các nhà
kinh tế từng cho rằng giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến có lợi thế so sánh – tức
156